Tấm lòng vàng của người phụ nữ Sài Gòn...

03/09/2015 - 06:24

PNO - Tấm lòng của người phụ nữ độc thân gắn bó hết mình vì bếp ăn từ thiện

Hơn 15 năm, nhiều người đã không còn xa lạ với hình ảnh của một người phụ nữ có dáng người nhỏ bé, gương mặt hiền từ cứ ngày ngày, đúng 9 giờ sáng và 15 giờ chiều lại mang hàng ngàn suất cơm từ thiện đến Bệnh viện Nhi đồng 2 để phát cho người nhà bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Cũng từ lâu, bà được xem như là người mẹ đặc biệt của những bệnh nhi tại đây.

Hi sinh hạnh phúc bản thân

Người phụ nữ chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là bà Võ Tuyết Anh (57 tuổi), hiện đang quản lý hai bếp ăn từ thiện và hai phòng chẩn trị y học cổ truyền ở hai cở sở Hóc Môn và Củ Chi thuộc Chi hội từ thiện Nhơn Hòa (TP.HCM).

Tam long vang cua nguoi phu nu Sai Gon...
Dù đã có tuổi, nhưng bà Võ Tuyết Anh vẫn miệt mài gắn bó với công tác từ thiện.

Chúng tôi đến gặp bà vào một buổi chiều đầu tháng 8 tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Người phụ nữ với dáng người gầy và gương mặt phúc hậu này đã ra đến tận cổng bệnh viện và niềm nở đón chúng tôi vào.

Mời chúng tôi vào phòng “đại diện” cho bếp ăn từ thiện Nhơn Hòa ở một góc sân của Bệnh viện Nhi đồng 2, bà Anh cho biết, nơi đây là nơi để bà làm việc và cũng là nơi nghỉ trưa hằng ngày. Làm nốt cho xong phần việc đang dang dở bà vừa tiếp chuyện với chúng tôi. Bà cho biết, đang tranh thủ lúc mọi người nghỉ trưa để ghi chép danh sách mạnh thường quân đóng góp cho bếp ăn trong tuần này.

Trầm ngâm một lúc, bà Võ Tuyết Anh cho biết: “Trong giấy tờ tôi tên Võ Tuyết Anh, nhưng đã 15 năm nay, mọi người đều gọi tôi là dì Tư Hằng. Đó là cái tên tôi được mọi người gọi từ khi làm từ thiện”.

Sinh ra ở Cần Thơ – một tỉnh Miền Tây sông nước, trong một gia đình có 10 anh chị em, năm 18 tuổi, bà Tuyết Anh vào học tại trường Cao đẳng Sư Phạm An Giang. Sau khi học xong, bà được phân công về một trường cấp hai ở Châu Đốc để giảng dạy với bộ môn Văn.

Chính những năm tháng sống trong môi trường sư phạm đã tác động mạnh mẽ đến bà. Bà Võ Tuyết Anh tâm sự: “Những năm đứng lớp càng khiến tôi cảm thấy thấm thía hơn và yêu thương lũ học trò nhiều hơn. Tôi bắt đầu làm từ thiện từ việc vận động tiền mua quần áo sách vở cho học trò.

Rồi do cơ duyên, đến năm 40 tuổi, tôi đặt chân đến mảnh đất Sài Gòn làm từ thiện và gắn bó với bếp ăn ở Bệnh viện Nhi đồng 2 từ đó đến nay đã được hơn 15 năm. Từ đó tôi cứ quyết định ở như vậy, không lập gia đình. Bởi vì tôi xem những anh chị em ở bếp ăn và những đứa trẻ là gia đình của mình”.

Những lúc rảnh rỗi, bà Anh thường ngồi tâm sự, trò chuyện với những bệnh nhi trong bệnh viện. Những người con đặc biệt ấy rất mến bà, cứ quấn quýt mãi.Trong suốt buổi trò chuyện, mỗi khi vô tình nhắc đến chuyện gia đình, mắt bà Ánh ươn ướt, như có một nỗi niềm sâu thẳm mà chưa kịp tỏ bày.

Lên thành phố sống và làm từ thiện, không họ hàng, không người thân bên cạnh, mỗi lúc trái gió, trở trời, bà cũng chỉ biết nhờ các anh chị trong chi hội Nhơn Hòa hay bà con hàng xóm chăm sóc. Nhiều lúc, bà Tuyết Anh còn làm việc quên cả thời gian lo cho bản thân.

“Tôi cũng đã quen với cuộc sống độc thân rồi, lấy tiếng cười của những đứa trẻ trong này làm niềm vui. Mỗi ngày, tôi chỉ biết mình phải cố gắng làm sao nấu được những bữa ăn ngon và chất lượng cho mấy đứa nhỏ ăn mà có sức để chống lại bệnh tật. Thấy tụi nó đã gầy gò, xanh xao, mà còn phải chóng chọi với những cơn đau quằn quại từng giờ, từng phút mà tôi xót lắm”, Bà Tuyết Anh nhìn xa xăm chia sẻ.

Hết lòng vì bếp ăn từ thiện

Nói chuyện với chúng tôi lúc lâu, bà Tuyết Anh đứng dậy và chuẩn bị phát cơm chiều. Được tận mắt chứng kiến cảnh hàng trăm bệnh nhân xếp 2 hàng dài nhận cơm từ thiện. Ai nấy đều vui vẻ vì không chỉ tiết kiệm được những bữa ăn đắt đỏ trong căn tin BV với giá từ 20.000-25.000 đồng/suất, mà còn cảm thấy hài lòng về thái độ phục vụ ân cần niềm nở của nhân viên nhà bếp.

“Bếp ăn chay từ thiện này được thành lập từ năm 1998, trước đây nằm trong khuôn viên của Bệnh viện Nhi Đồng 2, nhưng năm 2010, bệnh viện lấy đất chuyển sang kinh doanh căng tin máy lạnh nên bếp ăn phải chuyển về BV Hóc Môn.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI