Sự hồi phục thần kì của bé trai sinh ra sau khi mẹ tự thiêu

16/09/2015 - 07:30

PNO - Sau hai ngày điều trị và chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Nhi, bé đã có thể cai thở máy và cho ăn trở lại bình thường.

Sau hai ngày được đưa vào chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt tại khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé B.T.P (con trai anh Bùi Văn Liêm (SN 1984) và chị Nguyễn Thị H. ở thôn Tân Lập, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã có thể cai ống thở oxy.

Đây là sự kì diệu thứ 2 kể từ sau giây phút bé cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Bỏng Trung ương.

Trong nghi án, người vợ mang bầu 8 tháng tuổi là chị H. tẩm xăng tự thiêu, để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và con, đã rất nhanh chóng, các bác sĩ Bệnh viện Bỏng Trung ương – đơn vị chuyên về điều trị bỏng đã phối hợp cùng các bác sĩ Bệnh viện 103 tiến hành mổ ngay trong đêm người mẹ trở thành “ngọn đuốc sống” trước sự chứng kiến của chồng mình.

Đúng 0h ngày 12/9, các bác sĩ yêu cầu tất cả người nhà ra ngoài. Ca mổ có sự hỗ trợ từ bác sĩ khoa sản của Bệnh viện 103.

Tới 0h45 ngày 13/9, cháu của tôi được an toàn ra đời và ngay lập tức kip mổ đã chuyển cháu ra xe cấp cứu chờ sẵn phía dưới để nhanh chóng di chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Quyên – chị gái của chị H. khi đang chăm em mình tại Bệnh viện Bỏng Trung ương.

Đại tá Nguyễn Quang Ngọc, Chủ nhiệm chính trị – Bệnh viện Bỏng cũng cho hay, để đưa được cháu bé ra khỏi bụng mẹ an toàn các bác sĩ đã rất nỗ lực và cố gắng vì cả mẹ và con đều bị ngạt, nếu chậm trễ sẽ nguy hiểm tới tính mạng cả hai mẹ con.

Trao đổi thêm với PNO về tình hình sức khỏe của bé B.T.P, Ths. Bs Lê Thị Hà – Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay:

Hiện tại, bé P. không còn nguy hiểm tới tính mạng. Tại thời điểm chuyển bé từ viện bỏng sang trong tình trạng phải thở cấp cứu bằng máy. Nhưng sau hai ngày điều trị và chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Nhi, bé đã có thể cai thở máy và cho ăn trở lại bình thường.

Su hoi phuc than ki cua be trai sinh ra sau khi me tu thieu
Hiện trường nơi xảy ra sự việc

“Chúng tôi cấp cứu bé theo phác đồ của bệnh nhân bị suy thai, tức là mẹ có “vấn đề”. Cụ thể trong trường hợp này là người mẹ bị bỏng nặng, nếu không cấp cứu kịp thời, nhanh chóng mổ cứu thai nhi sẽ ảnh hưởng tới cái thai do sợ bị ngạt.

Diện tích bỏng trên cơ thể người mẹ lên tới 95% nhưng tôi thấy tình hình sức khỏe của đứa trẻ này cải thiện tốt, ổn định”, bác sĩ Hà chia sẻ.

Thêm thông tin được bác sĩ Hà chia sẻ, trước khi Bệnh viện Nhi tiếp nhận bé P. khi đó là 36 tuần thai, nặng 2,4kg, nhiệt độ cơ thể 34,9 độ vào khoảng 2h30 ngày 13/9, bé đã phải cấp cứu tuần hoàn.

Như trường hợp của bé, việc cấp cứu tại nơi ban đầu là rất quan trọng và các bác sĩ Bệnh viện Bỏng đã phối hợp cùng các bác sĩ Bệnh viện 103 đã làm tốt khi mổ và cấp cứu kịp thời cứu sống cả mẹ và con.

“Nếu không có cấp cứu tốt tại đó thì chúng tôi cũng gặp khó khăn trong việc điều trị và chăm sóc bé”, bác sĩ Hà nhấn mạnh.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI