SOS: Hơn 3,6 triệu người TP. HCM bị ngộ độc mỗi năm

08/04/2016 - 09:47

PNO - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM công bố mỗi năm, TP.HCM có trên 3,6 triệu người ngộ độc thực phẩm sau khi khảo sát ngẫu nhiên trên 4.600 người.

SOS: Hon 3,6 trieu nguoi TP. HCM bi ngo doc moi nam
Mỗi năm TP. HCM có trên 3,6 triệu người ngộ độc thực phẩm

Mỗi năm, TP. HCM có trên 3,6 triệu người bị ngộ độc thực phẩm (NĐTP). Thông tin này vừa được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP. HCM công bố sau khi khảo sát ngẫu nhiên trên 4.600 người suốt sáu tháng. Đồng thời, số trẻ nhập viện do tiêu chảy của mùa nắng nóng vẫn đang tiếp tục tăng, dù hàng loạt công ty sản xuất thực phẩm bẩn liên tục bị Sở Y tế và Chi cục Quản lý thị trường TP. HCM “thổi còi”.

Ăn cơm nhà cũng cấp cứu

Sáng 7/4, dù đã 11g30 nhưng tại Khoa Khám bệnh, BV Nhi Đồng 2 vẫn còn đông đảo phụ huynh ẵm con chờ đến lượt. Chị Hoa - mẹ bé L.Q.Tr. (ba tuổi, ở Q.8) cho biết bé Tr. bị nôn ói, tiêu chảy đã hai ngày, mỗi ngày đi phân lỏng từ ba-sáu lần. “Tôi hâm cháo cho con ăn buổi chiều tối, từ giữa đêm cháu bắt đầu nôn ói. Sáng hôm sau cháu tiêu chảy liên tục”, chị Hoa kể.

Nhiều phụ huynh cho biết, con họ cũng bị triệu chứng tương tự. Bác sĩ (BS) Huỳnh Minh Thu - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Nhi Đồng 2 cho biết, TP.HCM đang vào mùa nắng nóng gay gắt, nhiệt độ môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa sinh sôi, nên số trẻ đến BV do tiêu chảy tăng mạnh.

Trong một tuần gần đây, số trẻ nhập viện do tiêu chảy gần 1.300 ca; trong đó nhiều ca do thực phẩm nhiễm khuẩn. Nhiều trẻ bị tiêu chảy do ăn thực phẩm được mẹ chế biến. BS Đặng Kim Huyên - Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Đồng 2 cảnh tỉnh: Mùa nắng nóng nên số nhập viện mỗi ngày luôn dao động từ 6.800-7.500 trẻ, trong đó phần lớn là trẻ bị sốt siêu vi và tiêu chảy; những tháng trời mát mẻ chỉ có khoảng 4.000-5.000 ca bệnh. Nhiều trẻ mắc bệnh do uống nước, ăn bánh tráng trộn ở vỉa hè, không hợp vệ sinh; do ăn thức ăn nấu từ bếp gia đình.

Sáng 6/4, Khoa Cấp cứu, BV ĐH Y Dược tiếp nhận bệnh nhân nữ 30 tuổi (Q.8, TP.HCM) đau bụng quặn từng cơn, nôn ói kèm tiêu chảy liên tục. Bệnh nhân cho biết đã có những biểu hiện này sau khi ăn bữa tối ngày 5/4. Các BS đã nhanh chóng xử lý giảm triệu chứng cho bệnh nhân bằng cách truyền nước, thuốc giảm đau và truyền thuốc giúp giảm tiết dịch.

Theo BS Phan Thái Sơn, Trưởng khoa Cấp cứu của BV, bệnh nhân có những triệu chứng điển hình của tình trạng NĐTP. Kết quả các xét nghiệm phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu viêm ruột. Chiều 6/4, tiếp xúc với phóng viên, bệnh nhân cho biết, trước đó chị ăn cơm với rau lang luộc, cá kho và canh măng. Tất cả các thực phẩm chị đều mua ngoài chợ và tự chế biến.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, mỗi năm TP.HCM có khoảng 1.625 ca NĐTP và chỉ có một bệnh nhân tử vong; nhưng BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chi cục phó Chi cục ATVSTP TP.HCM khẳng định: “Tỷ lệ bị NĐTP trên cộng đồng tại TP.HCM rất cao và cao hơn nhiều so với số liệu của hệ thống y tế báo cáo”. Cụ thể, một kết quả khảo sát vừa được Chi cục ATVSTP phối hợp với ĐH Y Dược TP.HCM báo cáo trong tháng 3/2016 cho thấy: “Trong một năm, TP.HCM có đến 4.900 người/100.000 dân bị NĐTP, ước tính trên 3,6 triệu người dân bị NĐTP mỗi năm. Tỷ lệ này chiếm gần 50% dân số của thành phố”.

Tương tự, nhóm nghiên cứu cũng khảo sát tỷ lệ bệnh nhân bị NĐTP đến cơ sở y tế điều trị (gồm 86 bệnh viện, 190 phòng khám đa khoa, 319 trạm y tế) thì chỉ có 2.990 người. Dù tỷ lệ này cao hơn so với báo cáo của Bộ Y tế là 1.625 ca nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với con số 3,6 triệu người bị ngộ độc mỗi năm.

SOS: Hon 3,6 trieu nguoi TP. HCM bi ngo doc moi nam
HS trường Tiểu học Trần Quang Khải, Q. 1 bị ngộ độc sau khi ăn bữa xế trong trường - Ảnh: Khánh Trung

Xử phạt mỏi tay cũng không hết

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM cho biết, nhập viện do bệnh tiêu chảy đứng hàng thứ 4 trong số 10 nguyên nhân nhập viện. Đặc biệt, mùa nắng nóng, người dân dễ bị ngộ độc từ thực phẩm mất vệ sinh. Tại các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp, trường học nếu thực phẩm nhiễm bẩn sẽ gây ra ngộ độc hàng loạt. Gần đây, Chi cục phát hiện không ít cơ sở sản xuất thực phẩm không an toàn và đã tiến hành xử phạt.

Cụ thể, từ ngày 28/3-1/4/2016, Sở Y tế liên tục phát hiện nhiều cơ sở có uy tín nhưng vẫn sản xuất thực phẩm không an toàn cho người tiêu dùng. Cụ thể, chi nhánh của Công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Phát Bakery (71 Cao Thắng, P.3, Q.3) sản xuất bánh không có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng theo quy định. Ngoài ra, cơ sở sử dụng nơi bảo quản thực phẩm không bảo đảm vệ sinh (Sở Y tế đã xử phạt 18 triệu đồng).

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI