Những em bé vui Trung thu với lồng đèn không được thắp lửa

08/09/2014 - 18:30

PNO - PNO - Đón Trung thu nhưng lồng đèn không được thắp lửa, tiết mục văn nghệ cũng đơn sơ chỉ có cô hát trò vỗ tay nhưng lễ hội trăng rằm của 23 học sinh hội nhập của trường tiểu học Phú Thọ (Quận 11) diễn ra chiều tối 8/9 thật...

edf40wrjww2tblPage:Content

Uyển Như (12 tuổi) mới hớn hở nhận quà, coi văn nghệ liền òa khóc nức nở khi bị bạn kế bên giành mất chiếc lồng đèn, cô giáo phải chạy đến dỗ dành mới chịu nín. Một em khác đang ngồi ăn bánh vụt chạy ra cửa lớp, cô lại phải đuổi theo dẫn về chỗ. Nhiều em vừa nhận được quà liền xé hộp ra đếm bánh rồi ăn ngay tại chỗ...

Đó là quang cảnh đón Tết Trung thu của các bé "tiền lớp 1" ở trường tiểu học Phú Thọ. Nói là lớp tiền tiểu học vì đây là lớp dành cho học sinh thiểu năng, chậm phát triển học hội nhập. Nghĩa là các em chưa đủ khả năng để tham gia học lớp 1.

Thầy Văn Nhựt Phương, Hiệu trưởng nhà trường phát cho mỗi em một chiếc lồng đèn, đèn cầy và hỏi lớn: Các con có được đốt lửa không? Ở dưới các em đồng loạt trả lời: Không được chơi lửa. Thầy lại hỏi vì sao. Các bé ngây ngô trả lời: Cháy. 

Thầy Phương cho biết: "Học trò ở đây đủ mọi lứa tuổi, có em theo tuổi bình thường đã có thể học đến lớp 7 - 8 nhưng vẫn chưa có khả năng để vào lớp 1. Các em mắc các chứng như tăng động, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ... thường không kiểm soát được hành động, chưa biết nghe lời vào nề nếp, không có khả năng đọc và kỹ năng học tập nên phụ huynh đưa hẳn vào đây. Ở đây, cô giáo vừa dạy vừa uốn nắn cho các em có nề nếp, học các kỹ năng chăm sóc bản thân, làm toán, đọc viết đến khi nào đủ khả năng sẽ được xét tốt nghiệp lớp hội nhập để bước vào học lớp 1 hòa nhập".

Nhung em be vui Trung thu voi long den khong duoc thap lua

Với những đứa trẻ này, để ở nhà gia đình cũng không thể quán xuyến nổi nên thường được đưa vào trường để vừa được học vừa được chăm sóc. Đây là trường duy nhất ở Quận 11 có lớp hội nhập để nhận trẻ cho phụ huynh trong và ngoài quận.

Lớp chỉ có 23 em nhưng không em nào chịu ngồi yên, chốc chốc lại chạy lên bục giảng, vừa được phát đèn cầy liền nghịch gãy rồi khóc ré lên... Do vậy, để tổ chức Tết Trung thu cho các em, trường phải huy động đến 4 cô phụ trách, ban giám hiệu phải cùng quản lý.

Cô Phùng Thị Việt, giáo viên phụ trách lớp nói: "Các em hồn nhiên lắm, mười mấy tuổi đầu nhưng còn khờ nên khóc quấy, giành quà, hành động đều y như em bé nên giữ và dạy các em rất vất vả. Mỗi em mang bệnh lý khác nhau, rất đặc biệt nên mình phải biết tính ý từng em. Với những em này, nếu không cảm nhận được tình thương và sự quan tâm từ cô giáo, chúng sẽ không hợp tác với mình đâu. Nhưng một khi các em thấy mình thương nó thật lòng sẽ trở nên nghe lời và rất đáng yêu, chơi một hồi lại lên xin hôn cô giáo là bình thường".

Nhung em be vui Trung thu voi long den khong duoc thap lua

Không chỉ mang trong mình chứng bệnh thiểu năng, chậm phát triển hơn bạn bè đồng trang lứa, nhiều em trong lớp học này có hoàn cảnh rất khó khăn. Như trường hợp bé Minh Khương (sinh năm 2007) chỉ sống với mẹ, mẹ làm công nhân nên mọi chi phí học tập, ăn uống, đồng phục đều được nhà trường hỗ trợ cho bé được đến lớp.

"Bé sinh ra không bị bệnh nhưng trong một lần theo mẹ về miền Trung thăm cha thì bị sốt dẫn đến chậm phát triển trí tuệ hẳn. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mẹ làm công nhân và sống nhà thuê vì vậy 2 năm nay nhà trường hỗ trợ mọi thứ cho bé được đến trường học hội nhập", thầy Phương cho biết.

Mới đầu năm học này, 6 bé sau khi học hội nhập nhiều năm đã đủ khả năng bước vào lớp 1 học hội nhập cùng các bạn bình thường khác.

Tiêu Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI