Nhiều DN hứa hẹn hợp đồng một đằng thực hiện một nẻo

07/08/2014 - 08:15

PNO - PN - Trước nhiều trường hợp người lao động (NLĐ) Việt Nam khi làm việc tại Ả Rập Xê Út phải về nước trước hạn do không thích nghi với công việc và gặp nhiều rủi ro, PV đã trao đổi với ông Phạm Viết Hương (ảnh), Phó...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhieu DN húa hẹn họp dòng mọt dàng  thục hiẹn mọt nẻo

PV: Thưa ông, tại sao NLĐ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang thị trường Ả rập nói chung, phụ nữ Việt Nam sang giúp việc nhà tại Ả rập nói riêng lại đột nhiên tăng vọt trong thời gian qua?

Ông Phạm Viết Hương: Thị trường LĐ Ả rập Xê út dễ tính, có nhu cầu sử dụng LĐ nước ngoài với số lượng lớn. Hiện nay có khoảng hơn 2.000 LĐ giúp việc gia đình (GVGĐ) Việt Nam làm việc tại Ả rập Xê út trong tổng số 15.000 LĐ Việt Nam đang làm việc tại nước này. Do nhu cầu tiếp nhận nữ GVGĐ tăng cao, tiêu chuẩn lại đơn giản, chủ không sang Việt Nam tuyển chọn; thủ tục đưa và tiếp nhận LĐ sang Ả rập Xê út cũng tương đối dễ dàng, NLĐ hầu như đi không mất phí trong khi doanh nghiệp (DN) cung ứng được đối tác trả phí tuyển dụng cao nên gần đây số DN tham gia đưa LĐ Việt Nam đi làm GVGĐ có xu hướng gia tăng (2012 có 10 công ty đưa LĐ GVGĐ đi, đến 2014 có 20 công ty). Mức lương tối thiểu của NLĐ tại Ả rập là 1.300 SR/tháng (khoảng7.000.000 VNĐ). Thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 8g liên tục/ngày, một ngày/tuần.

* Thủ tục và các điều kiện XKLĐ quá đơn giản nên không ít NLĐ gặp rủi ro trong quá trình làm việc, ông có được báo cáo về những điều này?

- Tất nhiên là có. Cùng với gia tăng số lượng DN và NLĐ sang Ả rập Xê út, các vụ việc phát sinh liên quan đến loại hình LĐ GVGĐ cũng ngày càng nhiều và chiếm tỷ lệ cao so với LĐ các ngành nghề khác. Chỉ trong ba tháng đầu năm 2014, đã có hơn 30 vụ việc phát sinh về LĐ GVGĐ, chủ yếu là LĐ trốn chủ, bị chủ bỏ rơi hoặc không thích nghi với môi trường làm việc, không đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, hiện tượng NLĐ đi theo đường cá nhân hoặc thông qua đơn vị không có giấy phép cũng gia tăng.

* Theo ông, nguyên nhân do đâu?

- LĐ nữ Việt Nam làm GVGĐ tại Ả rập Xê út gặp khó khăn về những khác biệt trong văn hóa, ngôn ngữ và khí hậu. Bên cạnh đó, theo quy định, trước khi đưa LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các DN phải đào tạo kỹ năng tay nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho NLĐ, nhưng nhiều DN chưa coi trọng việc này; khi sang nước bạn làm việc, NLĐ không thích nghi được, xảy ra mâu thuẫn. Ngoài ra, có không ít DN hứa hẹn hợp đồng một đằng nhưng lại thực hiện một nẻo, còn NLĐ thì chưa học ngôn ngữ, tìm hiểu pháp luật, thiếu kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh và vẫn còn các đòi hỏi mang tính chất cá nhân khi làm việc ở nước ngoài...

* Với những DN vi phạm hợp đồng, Cục xử lý thế nào?

- Cục có biện pháp chấn chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Trường hợp DN tiếp tục vi phạm sẽ xử lý theo luật về LĐ xuất khẩu.

* Hiện NLĐ rất “mù mờ” về số lượng những DN được cấp phép của Cục Quản lý LĐ ngoài nước, ông có thể thông tin về vấn đề này? Nếu xảy ra tranh chấp tại nước bạn, NLĐ phải liên hệ với ai?

- Hiện có khoảng trên 40 DN được Cục Quản lý LĐ ngoài nước cho phép đưa LĐ sang làm việc tại Ả rập Xê út trong các nghề: xây dựng, lái xe công trình, GVGĐ. Trong đó có 20 DN đưa loại hình LĐ GVGĐ. Để biết DN có được phép đưa LĐ đi làm việc tại Ả rập Xê út hay không, NLĐ có thể truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Quản lý LĐ ngoài nước (dolab.gov.vn), hoặc gọi điện tới Cục Quản lý LĐ ngoài nước theo số điện thoại (04-38249517 máy lẻ 303 hoặc 512, 513) để được giải đáp.

NLĐ Việt Nam làm việc tại Ả rập Xê út gặp vấn đề hoặc tranh chấp pháp lý có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê út, địa chỉ: Villa N0 23, Al-Dhiyafah Street, Al-Nuzha District, Riyadh, Kingdom of Saudi Arabia, ĐT: (00966) 454 7887/456 9756; email: vnemb.sa@mofa.gov.vn/ vietsa@ymail.com. Ban Quản lý LĐ Việt Nam tại Ả rập Xê út, địa chỉ: 23 Al-Dhiyafah street, Al-Nuzha District, Riyadh, Kingdom of Saudi Arabi, ĐT: (00966) 542581069, email: dolab.sa@gmail.com.

* Để chấn chỉnh thực trạng này, Cục có triển khai biện pháp nào không, thưa ông?

- Tháng Sáu vừa qua Bộ LĐ-TB-XH đã đàm phán với Bộ LĐ Ả rập để tiến tới ký kết thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận LĐ GVGĐ, đồng thời có văn bản chấn chỉnh các DN trong hoạt động đưa LĐ Việt Nam sang Ả rập. Thời gian tới, Cục cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê út phối hợp chặt chẽ để chỉ đạo các DN hoàn thiện cơ chế quản lý LĐ (đặc biệt đối với nghề GVGĐ rất đặc thù) tại thị trường này nhằm quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ.

 Quỳnh Mai (thực hiện)

Nhieu DN húa hẹn họp dòng mọt dàng  thục hiẹn mọt nẻo

Anh Đỗ Minh Trí trình bày sự việc với Báo Phụ Nữ

Báo Phụ Nữ vừa nhận được đơn kêu cứu của anh Đỗ Minh Trí (Lâm Đồng). Tháng 3/2014, anh Trí được một người quen giới thiệu đi Ả rập Xê út lái xe đường dài thông qua Công ty Thăng Long OSC (số 109, ngõ 2, Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội). Anh Trí nộp cho công ty 47 triệu đồng (chưa kể chi phí đi lại gần 10 triệu đồng). Công việc chạy xe tải đường dài yêu cầu mỗi ngày lái xe 500km, nếu làm thêm (lái nhiều hơn) sẽ được trả 10 SR/100km, mức lương là 1.500 SR.

Theo anh Trí, trước khi đi, anh không được công ty cho học bất kỳ lớp đào tạo gì liên quan đến công việc. Cùng đi Ả rập Xê út ngày 21/4/2014 với anh Trí còn có năm người (ba người của Công ty Thăng Long OSC và hai người do công ty XKLĐ khác ở Hải Phòng). Đến nơi, các anh không được đưa đi khám lại sức khỏe, không được cấp visa Iqama (visa làm việc theo quy định của chính phủ Ả rập Xê út - PV).

Đến thành phố Khari, thay vì làm lái xe đường dài, NLĐ được đưa vào phụ chạy xe công trường, trộn, đổ bê-tông. Trong hợp đồng ghi rõ ngày làm 10 tiếng nhưng NLĐ phải làm việc 14-15 tiếng. Anh Trí cho biết, phải làm việc cực khổ dưới cái nắng nóng gần 600, nhưng mức lương nhận được lại thấp hơn trên hợp đồng thỏa thuận với công ty. Đến tháng thứ ba thì công ty bên Ả rập Xê út thông báo tất cả các LĐ Việt Nam phải về nước. Anh Trí cho biết, ký hợp đồng với Công ty Thăng Long OSC làm việc tại Ả rập Xê út hai năm nhưng công ty chỉ xin visa có thời hạn 90 ngày. Ngày các LĐ này về nước cũng là thời hạn trên visa đã hết (ngày cấp visa 7/4/2014, ngày về tới Việt Nam 6/7/2014). Khi về nước, NLĐ đã liên hệ với công ty nhưng tới nay công ty chưa giải quyết, vì phải đợi chủ của phía bên kia.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI