Người Việt đi lễ hội là chen nhau: Do được nghỉ nhiều?

18/04/2016 - 07:40

PNO - Nghỉ lễ nhiều, người dân đi chơi nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xô đẩy, chen lấn.

Vừa qua, ngày giỗ tổ Hùng Vương rơi đúng vào dịp cuối tuần nên người dân cả nước được nghỉ tới 3 ngày, số người dồn về đền Hùng (Phú Thọ) dự lễ vào khoảng 2 triệu vào sáng 16/04 nên đã xảy ra tình trạng chen chúc khiến nhiều người ngất xỉu, trẻ nhỏ khóc thét sợ hãi.

BTC cho biết dự kiến chỉ trong ngày 10/3 (tức 16/4 dương lịch) có khoảng 1,5 đến 2 triệu lượt du khách đổ về Đền Hùng, nâng tổng số lượt người dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương năm nay là khoảng 7 triệu lượt.

Nguoi Viet di le hoi la chen nhau: Do duoc nghi nhieu?
Biển người chen chân tại lễ hội Đền Hùng.

Trước tình hình đó, hàng nghìn chiến sĩ công an đã được huy động tối đa để đảm bảo trật tự giữa “biển người” tại đền Hùng sáng nay. Lực lượng an ninh đã tiến hành "giải cứu" hàng trăm trẻ em và những người ngất xỉu hay người già.

Nguoi Viet di le hoi la chen nhau: Do duoc nghi nhieu?
Lực lượng an ninh tiến hành "giải cứu" trẻ nhỏ.

Nói về sự việc trên, một số nhà văn hóa cho rằng, nguyên nhân xảy ra chen lấn là do dân đi đông quá, thực tế là người Việt Nam không thích chen lấn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam tình trạng chen lấn, xô đẩy trong các dịp lễ hội là hiếm. Hẳn nhiều người còn chưa quên được hình ảnh kinh hoàng trong lễ hội Đền Trần diễn ra vào ngày 22/2 vừa qua.

Sau lễ Khai ấn, hàng nghìn người dân địa phương và du khách vẫn chen lấn, xô đẩy, thậm chí nhảy lên bàn thờ để tranh cướp lộc. Theo người dân địa phương thì tình trạng này xảy ra phổ biến trong mấy năm nay.

Nguoi Viet di le hoi la chen nhau: Do duoc nghi nhieu?
Cảnh cướp lộc kinh hoàng tại lễ hội Đền Trần.

Hay ở lễ hội Chùa Hương hàng năm, tình trạng dòng người chen lấn xô đẩy cũng thường xuyên xảy ra, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

Liên quan đến việc nghỉ lễ, đã có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam quá lắm ngày nghỉ, hơn thế ngày nghỉ lễ còn kéo dài. Nghỉ lễ nhiều, người dân đi chơi nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xô đẩy, chen lấn.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng: "Việt Nam còn nghèo, nhưng ham chơi quá”.

GS Đặng Đình Đào (Viện Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) cũng nhấn mạnh: “Vấn đề là nghỉ ngơi để làm việc tốt hơn, còn nghỉ ngơi xả hơi, ăn chơi như Việt Nam là không nên. Vì Việt Nam đã có quá nhiều lễ hội, lãng phí dành cho lễ hội là quá lớn rồi.

  • Minh Dương (Tổng hợp)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI