Nghiên cứu đóng tàu cá vỏ thép ‘chiến’ cho ngư dân

07/06/2014 - 19:26

PNO - PNO – Các đại biểu đề nghị phải đóng tàu cá vỏ thép hiện đại, công suất lớn, phù hợp từng vùng biển, đi kèm với các ngư cụ thích hợp để đánh bắt hiệu quả. Phần vỏ tàu phải đảm bảo giúp ngư dân an toàn, đủ sức...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thông tin Chính phủ sẽ hỗ trợ vốn vay để đóng 30.000 tàu cá vỏ thép cho ngư dân khiến ngư dân rất vui mừng. Tuy nhiên, cần đóng tàu cá vỏ thép nào cho ngư dân? Đó là câu hỏi được đặt ra trong buổi tọa đàm “Đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân”, được tổ chức tại TP.HCM ngày 7/6.

Nghien cuu dong tau ca vo thep ‘chien’ cho ngu dan

Tàu lưới vây

Chỉ hiện đại, chưa đủ

Tại buổi tọa đàm, ông Ngô Tùng Lâm - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) đã đưa ra mô hình ba loại tàu đánh bắt cá phổ biến hiện nay của ngư dân gồm: tàu kéo, tàu lưới rê và tàu lưới vây. Tất cả các tàu này đều được thiết kế công suất lớn và rất hiện đại.

Cụ thể, tàu lưới vây có công suất thiết kế lớn nhất: 897 CV, khoang chứa cá 185 m3, khoang chứa dầu 17 m3… Kế tiếp là tàu kéo: công suất 818 CV, khoang chứa cá 91 m3, khoang chứa nước ngọt 42 m3, khoang chứa dầu 31 m3… Tàu lưới rê: công suất 630 CV, khoang chứa cá 42 m3, khoang chứa nước ngọt 9,4 m3, khoang chứa dầu 8 m3…

Trong đó, tàu kéo và tàu lưới rê có số lượng thủy thủ tối đa 10 người. Riêng tàu lưới vây có số lượng thủy thủ lên đến 18 người.

Theo SBIC, kinh phí đầu tư mỗi tàu vỏ thép từ 8 - 10 tỉ đồng (cao hơn từ 50% - 60% so với tàu gỗ). Trong đó, chiếm phần lớn là kinh phí đầu tư ngư lưới cụ. Tuy kinh phí đầu tư lớn, nhưng hiệu quả đánh bắt của tàu vỏ thép cao gấp nhiều lần so với tàu vỏ gỗ.

Tàu vỏ thép có thể chịu được sóng to, gió lớn lên đến cấp 8, cấp 9. Bên cạnh đó, dự trữ nhiên liệu, thể tích khoang chứa, khả năng bảo quản cá và tốc độ di chuyển đều cao hơn nhiều so với tàu vỏ gỗ. Tất cả những ưu thế này sẽ giúp tàu vỏ thép hoạt động dài ngày hơn so với tàu vỏ gỗ. Ngoài ra, tàu vỏ thép tiết kiệm khoảng 15% nhiên liệu so với tàu vỏ gỗ.

Nghien cuu dong tau ca vo thep ‘chien’ cho ngu dan

Tàu lưới kéo

Theo tính toán sơ bộ, chỉ cần ngư dân đi biển trong sáu tháng là đủ trả nợ theo quy định của ngân hàng trong từng năm. Như vậy, khoảng thời gian đánh bắt còn lại, ngư dân đã có lợi nhuận.

Tuy nhiên, theo nhiều đại biểu, đối với tàu đánh bắt cá, nếu chỉ chú trọng hiện đại không thôi là chưa đủ, vì mỗi vùng biển có một đặc điểm khác nhau, nên không thể đưa ra một chuẩn chung nhất định.

Theo chuyên gia đóng tàu Phạm Ngọc Hòe, đối với ngư dân đi biển, quan trọng là hiệu quả của chuyến đi. Vì vậy, bên cạnh vỏ tàu, cần phải nghiên cứu thật kỹ việc trang bị các ngư lưới cụ trên tàu. “Trước đây, ngư dân dùng tàu vỏ gỗ, nay chuyển sang tàu vỏ sắt, chúng ta phải nghiên cứu kích thước lưới vây bao nhiêu, lưới đánh bắt cá nào phù hợp nhất, hệ thống ánh sáng ra sao… để trang bị cho ngư dân” - ông Hòe đề nghị.

Cần hỏi ý kiến ngư dân

Theo ông Phan Non - chủ một cơ sở chuyên đóng tàu tại Quảng Ngãi, kinh nghiệm đóng tàu nhiều năm của ông cho thấy, đóng tàu cá không đơn giản như tàu vận chuyển hàng. Mỗi vùng miền, ngư dân “ưng” một mẫu tàu khác nhau. Trong đó, mỗi ngư dân lại thích một cách thiết kế khác nhau sao cho phù hợp nhất với phương thức đánh bắt của họ. Vì vậy, hầu hết ngư dân không thích các công ty đóng theo một chuẩn nhất định rồi đưa cho họ đánh bắt. Ông Non đề nghị, cần đóng tàu theo ý kiến của từng ngư dân. Tất nhiên, các kỹ sư sẽ tư vấn những tính năng ưu việt của từng mẫu tàu để ngư dân chọn.

Nghien cuu dong tau ca vo thep ‘chien’ cho ngu dan

Tàu lưới rê

Thạc sĩ Nguyễn Đăng Cường - chuyên gia đóng tàu tại Ba Lan, góp ý thêm, bên cạnh hiệu quả kinh tế, chúng ta cần nghiên thêm khía cạnh đảm an toàn cho ngư dân và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho phù hợp với tình hình thực tế là Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Chẳng hạn, chúng ta cần nghiên cứu công suất tàu cá của Trung Quốc để đảm bảo tàu của ngư dân đủ mạnh để tự bảo vệ mình trước tàu Trung Quốc. Thậm chí, chúng ta cần phải lưu ý trong phần thiết kế vỏ tàu để đảm bảo tàu ngư dân đủ sức đối phó khi tàu Trung Quốc đâm va.

Ngoài ra, nhiều đại biểu lưu ý các đơn vị đóng tàu không được sử dụng bất kỳ trang thiết bị, phụ tùng nào của Trung Quốc để trang bị trên tàu của ngư dân. Việc này nhằm phòng ngừa trường hợp Trung Quốc không cung cấp trang thiết bị, phụ tùng thay thế, sửa chữa, gây khó khăn cho ngư dân.

Phan Trí

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI