Nghỉ việc khi chưa đủ thời gian thử việc, có được trả lương?

22/08/2014 - 15:10

PNO - PN - Hỏi: Em họ tôi lên thành phố xin việc ở một công ty (CT) tư nhân, được đồng ý nhận thử việc một tháng. Chưa hết thời gian thử việc nhưng em tôi muốn xin nghỉ vì không chấp nhận quy định của CT đưa ra. CT không đồng ý trả...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trả lời: Căn cứ vào các điều 26, điều 27, điều 28, điều 20 Bộ luật Lao động (LĐ), người sử dụng LĐ và người LĐ có thể thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người LĐ trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; và không được quá 30 ngày đối với LĐ cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá sáu ngày đối với công việc khác. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng LĐ phải giao kết hợp đồng LĐ với người LĐ.

Theo quy định trên, trong thời gian thử việc, người sử dụng LĐ và người LĐ có quyền hủy bỏ việc làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Tuy nhiên, người sử dụng LĐ vẫn có nghĩa vụ trả cho người LĐ khoản tiền lương của thời gian thử việc với mức lương như đã thỏa thuận.

Việc CT lấy lý do hai bên thỏa thuận thử việc một tháng mà người LĐ không thực hiện đúng thời gian như đã thỏa thuận nên không chi trả lương cho những ngày đã thử việc tại CT là trái với quy định của pháp luật LĐ.

Do vậy, nếu em họ bạn khi nghỉ việc có thông báo chính thức cho CT là xin nghỉ việc, báo trực tiếp bằng miệng hoặc gửi đơn, đã bàn giao công việc, giấy tờ sổ sách rõ ràng… mà CT không trả lương thì em họ bạn có thể nhờ công đoàn CT can thiệp, hoặc liên đoàn LĐ, phòng LĐ nơi CT đặt trụ sở. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa người LĐ và người sử dụng LĐ mà không thể thương lượng tự giải quyết, người LĐ có thể khởi kiện tại tòa án quận, huyện nơi CT có trụ sở.

LS Lê Nguyễn Thuyền Quyên (Đoàn luật sư TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI