Nghề giáo có còn cao quý?

20/11/2014 - 16:42

PNO - PNO - Năm nay, không khí ngày 20/11 có phần trầm lắng, từ thị trường quà tặng đến hoa tươi đều như thế. Tuy nhiên, không vì thế mà các bậc phụ huynh bớt đi những nỗi niềm.

edf40wrjww2tblPage:Content

Nghe giao co con cao quy?

Ảnh tư liệu về thầy đồ xưa.

- Phụ huynh 1: Sáng nay có bà khách tới mua hàng, bả nói con gái bả đem cành hoa tới tặng cô giáo mà cô trả lại, tiền thì lấy, coi chịu nổi không?

- Phụ huynh 2: Nghe nói năm nay cấm nhận quà mà, biết có thiệt không ?

- Phụ huynh 3: Hoa thì được, nhưng chỉ là hình thức thôi, chủ yếu là phong bì thôi mấy bà ơi!

- Phụ huynh 4: Tôi nghĩ cứ đưa bao thư cho gọn nhẹ, nhét chừng một trăm ngàn là yên chuyện, xong nghĩa vụ, cả năm cũng chỉ có một ngày này, đằng nào cũng tốn.

- Phụ huynh 5: Tôi cũng thấy vậy, dầu gội sữa tắm vác về đầy nhà rồi bữa sau cũng rinh ra bán lại cho mấy bà mỹ phẩm chứ có xài đâu, cứ tiền là dễ xử.

Tôi ngồi đó, nghe mấy bà mẹ bàn tán với nhau về ngày tôn vinh thầy cô, tuyệt nhiên chỉ là tìm cách nào ổn thỏa nhất để con mình có cái gì đó mang tới lớp, chủ yếu là tiền. Cách họ gọi người thầy cũng không tìm thấy sự trân trọng mà đậm chất thực dụng.

Dường như qua rồi cái thời người ta xem nghề giáo là nghề cao quý hơn mọi nghề cao quý. Điều này cũng đúng vì nghề nào cũng có tầm quan trọng trong xã hội nhưng truyền thống “tôn sư trọng đạo” cứ mai một dần.

Có rất nhiều lý do để nghề giáo mất dần vị thế, cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, khiến phụ huynh mất niềm tin vào người thầy. Ai cũng mong con mình nên người nhưng nói cho công bằng thì nhiều phụ huynh cũng chưa làm tròn trách nhiệm với con cái, mải mê kiếm tiền rồi khoán trắng chuyện dạy dỗ con cái cho thầy cô; người thầy bị cuộc sống kinh tế chi phối nên phần nào cũng chưa làm tốt trọng trách; nhà quản lý giáo dục thì đua thành tích, gò ép tất cả vào guồng quay điên cuồng để chạy theo tỉ lệ phần trăm đẹp như mơ…

* Xem toàn bộ diễn đàn "Giáo dục trong mắt tôi" tại đây.

Thầy cô giáo như đứng ở đầu ngọn sóng hứng chịu tất cả vì họ là người trực tiếp dạy dỗ. Nhiều quy định chồng chéo làm nảy sinh tiêu cực, hình ảnh người thầy cứ méo mó dần, thậm chí trở nên tầm thường trong cách nghĩ, cách nói của mỗi người.

Một người làm nghề giáo tâm sự đầy chua chát: “Trước mặt thì thưa thầy dạ cô vậy đó chứ sau lưng cũng chỉ gọi “thằng thầy giáo” hay “con cô giáo” mà thôi. Cao quý gì đâu”. Có lẽ khi đồng tiền chi phối quá nhiều thứ thì tình cảm thiêng liêng cũng nhạt nhòa.

Xã hội thay đổi, cách nhìn nhận của xã hội về nghề giáo cũng thay đổi, nhiều xung đột nảy sinh để rồi có khi nhìn lại phải giật mình tự hỏi sao lại ra nông nổi thế này. Hãy cứ đặt mình vào vị trí của người khác thì mọi thứ sẽ ổn thôi!

ĐÀM CHÂU SONG THUẬN

Thông qua những trải nghiệm, chứng kiến, suy tư của mình về trường lớp, mối quan hệ thầy - trò, quan hệ giữa các nhà giáo, chương trình dạy - học, chính sách giáo dục, công tác quản lý, sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục… hãy viết và gửi bài cho diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” của phunuonline.com.vn.

Kính mời các bạn gửi bài, ý kiến qua các địa chỉ:

- Mở trang chủ phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ email: xahoi.phunuonline@gmail.com
- Hoặc viết vào phần bình luận phía dưới mỗi bài viết của diễn đàn.

Cuối bài ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản (nếu ở ngoài TP.HCM - để tiện gửi nhuận bút).

Phụ Nữ Online trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn đọc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI