Nên tắm khi bé bị sởi?

28/04/2014 - 07:42

PNO - Dân gian thường phổ biến quan niệm không nên tắm (nhất là với các em nhỏ) mắc một số bệnh có tổn thương da như: trái rạ, sốt xuất huyết và đặc biệt là sởi. Lý do đưa ra là nếu tắm, bệnh nhân dễ bị “lạm nước” dẫn...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thực tế lời khuyên trên không sai. Khi tắm trong lúc thời tiết lạnh đột ngột, có nhiều gió lùa, thời gian tắm quá lâu có thể dễ bị viêm phổi và diễn tiến nặng. Tuy nhiên, không nên quá khắt khe nếu thời tiết quá nóng như hiện nay. Có thể tắm bé một cách khoa học mà không sợ bị “lạm nước và gió”. Nên tắm bé trong phòng kín gió, vào thời điểm ban ngày (từ 8g-17g) và sử dụng nước ấm vừa phải. Dùng dầu gội đầu và xà phòng tắm như bình thường để làm sạch mồ hôi và tiêu diệt vi trùng bám trên da bé.

Nên tắm trong thời gian ngắn và lau khô thật kỹ cho bé, chú ý vùng đầu và các kẽ, nếp gấp (cổ, nách, khuỷu, bẹn). Khi bé bị sởi, các vùng da tổn thương dạng “da beo” làm bé rất ngứa và khó chịu, nhất là vào những ngày thời tiết nóng, do vậy nên tắm hằng ngày. Nếu bé bị thủy đậu hoặc sốt xuất huyết cũng nên tắm cho bé mỗi ngày, nhưng cần lưu ý tránh làm vỡ các bóng nước do thủy đậu (dễ bị nhiễm trùng da).

Ngoài ra, nên nhỏ nước muối sinh lý (dung dịch natri chloride 0,9%) vào mắt, mũi và tai để phòng ngừa bội nhiễm sau khi mắc bệnh sởi. Có thể dùng bông ngoáy tai đưa nhẹ vào ống tai ngoài để chùi ngay sau khi tắm bé và nhỏ tai.

Theo ThS.BS MAI VĂN BÔN (Tuổi Trẻ Online)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI