Mạng người đong đưa trên chiếc cầu treo

15/08/2014 - 06:49

PNO - PNO - Mỗi lần gặp gió, cây cầu đung đưa như chiếc võng trên cao. Không chỉ người già và trẻ con, ngay cả thanh niên cũng chỉ còn biết đứng lại và nắm thật chặt vào mấy sợi dây thành cầu để khỏi bị gió hất rơi xuống vực....

edf40wrjww2tblPage:Content

 Đó là cầu Re, chiếc cầu treo bắc qua con sông cùng tên, thuộc thôn Gọi Re, xã Ba Xa, huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

Mang nguoi dong dua tren chiec cau treo

Mang nguoi dong dua tren chiec cau treo

Suốt 10 năm qua, hàng trăm người dân vẫn phải đi lại qua sông Re bằng chiếc cầu treo nguy hiểm này.

Theo lời ông Phạm Văn Nam, Trưởng thôn Gọi Re thì, do nằm ở đoạn bờ vực khá sâu nên dù là lúc cạn kiệt nhất, đoạn sông Re chảy qua 2 khu dân cư thôn này nơi cạn nhất cũng sâu đến trên lưng quần người lớn.

Mang nguoi dong dua tren chiec cau treo

Hàng ngày, để qua sông lại mua bán, thăm bà con, người dân phải cởi quần dài lội sông. Mỗi lần trẻ đến trường, cha mẹ chúng phải cõng qua. Khi có mưa lũ, không ai dám băng qua dòng nước chảy như thác.

Vì vậy, khoảng 10 năm trước, người dân trong thôn đã làm chiếc cầu này.

Nhưng dù đã chọn điểm hẹp nhất của con sông để làm cầu thì chiều dài ước cũng khoảng 50 m. Với đại đa số là hộ nghèo nên vật liệu làm cầu của người dân là những đồ phế thải, tìm kiếm được, hoặc mua với giá rẻ, gồm: các đoạn sắt 6 (mm) nối với nhau để làm tay vịn ở 2 bên và bệ đỡ phía dưới, rồi quấn vào trụ là 4 gốc cây ở 2 đầu.

Mặt cầu là những tấm ván đủ loại, với đủ kích cỡ và được cưa thành từng đoạn dài từ 50 - 60 cm, đặt cách nhau 5 - 10 cm.

Hồi mới làm xong, nhiều người dân trong làng không dám đi qua vì cầu quá dài, lại nằm cách mặt nước đến 25 m, với đầy đá lởm chởm bên dưới. “Đáng sợ nhất là mỗi lần đi qua gặp gió, cây cầu đung đưa cứ như mình đang đi trên cái võng” - ông Phạm Văn Đê, người dân ở tổ 6, nói.

Theo quan sát của chúng tôi, hiện tại, ở đầu cầu phía tây, 1 trong số 2 gốc cây được quấn dây làm trụ đỡ bắt đầu bị mục nên khó có thể nói trước được điều gì mỗi khi có người qua lại.

Được biết, cách đây chưa lâu, sau khi kiểm tra và nhận thấy việc qua lại cây cầu này quá nguy hiểm, chính quyền huyện Ba Tơ đã treo biển cấm. Thế nhưng, chỉ được vài hôm, tấm biển cấm đã bị người dân gỡ bỏ.

Ông Phạm Văn Hết, người dân ở thôn, lắc đầu: “Biết là nguy hiểm nhưng nếu không đi cầu thì qua bằng gì. Mùa nắng còn lội được, chứ mùa mưa lũ thì sao. Rồi còn chuyện học hành hàng ngày của lũ trẻ nữa”.

Mang nguoi dong dua tren chiec cau treo

Mặt cầu treo bắc qua sông Re.

Trước tình trạng trên, cách đây khoảng 1 tháng, đoàn viên thanh niên của huyện đã đưa sắt đến gia cố thêm mỗi bên 3 dây; đồng thời dùng dây kẽm nhỏ đan thành ô, với kích cỡ từ 30 - 40 cm/ô để giảm nguy hiểm cho trẻ em khi qua lại.

Ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết, để làm cầu mới, cần số tiền hàng chục tỉ đồng, nhưng với huyện miền núi nghèo như Ba Tơ thì địa phương không biết lấy đâu ra kinh phí đầu tư xây dựng. Huyện cũng đã kiến nghị với tỉnh, nhưng vẫn chưa được bố trí kinh phí.

Vì vậy, hàng ngày, người dân và gần 60 học sinh vẫn phải qua lại trên cây cầu treo cũ như đang đánh đu mạng sống của mình.

Minh Phú

Dân dưới chân núi Tốt có nơi ở mới

Mang nguoi dong dua tren chiec cau treo

Dựng nhà tạm tại khu ở mới

Sáng 15/8, gần 200 người và 5 phương tiện cơ giới của các cấp ngành, đoàn thể của huyện Ba Tơ đã "hành quân" đến khu dân cư Nước Lía, thôn Gọi Re, xã Ba Xa để giúp 35 hộ dân nơi đây tháo dở nhà cửa di chuyển vào nơi ở mới là khu tái định cư Măng Póc, nằm cách đó khoảng 1km.

Khu dân cư Nước Lía là nơi từng xảy ra trận lũ quét vào sáng sớm ngày 14/11/2013. Khi đó, lũ cuốn theo đất đá từ núi Tốt tràn xuống đã làm sập hàng loạt nhà cửa, 7 người bị thương, hàng trăm con gà, vịt, lợn bị vùi lấp.
Để tránh hiểm hoạ cho dân do nứt núi Tốt, UBND huyện Ba Tơ đã quyết định xây dựng khu tái định cư để di dời số hộ dân dưới chân núi.

Sau khi khởi công vào ngày 15/7 vừa qua, đến thời điểm này, khu tái định cư Măng Póc - có diện tích khoảng 3,2 ha, với tổng số vốn đầu tư 12,5 tỉ đồng - đã cơ bản hoàn thành và có thể di dời dân vào ở.

Minh Phú

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI