Lãng phí lớn từ các cuộc thi tìm hiểu

13/04/2015 - 08:08

PNO - PN - Hiện nay, các bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội... ở nước ta thỉnh thoảng phát động các cuộc thi viết tìm hiểu về những sự kiện, chủ trương, chính sách, quá trình thành lập và phát triển của ngành, của tổ chức... nhằm...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nhưng nhìn chung đối tượng tham gia chủ yếu vào các cuộc thi tìm hiểu này là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các em học sinh, sinh viên...

Lang phi lon tu cac cuoc thi tim hieu

Nguồn ảnh minh họa: internet.

Thực ra, mục đích của tất cả những cuộc thi đều rất tốt đẹp, song do cách thức tổ chức chưa phù hợp với thực tế nên các cuộc thi tìm hiểu này không đem lại hiệu quả thiết thực mà trở thành một sự lãng phí lớn.

Với kiểu ra đề thi dưới hình thức hỏi - đáp rất dài dòng, khô khan nên không mấy người hào hứng tham gia. Song vì thành tích chung của cơ quan, địa phương, ngành... nên “thí sinh” bị buộc phải tham gia.

Hiểu được tâm lý không hào hứng mấy của người dự thi nên hầu hết các câu hỏi thi tìm đều có sẵn đáp án trả lời, chỉ để lại câu liên hệ thực tế cho người dự thi tự làm. Nếu nơi ra đề thi không cho đáp án thì các địa phương, ngành ở cấp dưới cũng tìm cách soạn câu trả lời để chuyển về các cơ quan, đơn vị ở cơ sở có người dự thi.

Trước đây, các cuộc thi tìm hiểu thường quy định bắt chép tay với số lượng nhiều đến mấy trang giấy, nên nhiều người chép qua loa, cẩu thả, không thẩm mỹ, thậm chí không thể đọc được.

Bây giờ, các bài dự thi được phép đánh máy tính in ra, đóng tập. Và kết quả cuối cùng của các cuộc thi tìm hiểu này là hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu bài dự thi na ná giống nhau.

Chỉ những con số người dự thi là ấn tượng nhất, còn chất lượng thu được thì chẳng có bao nhiêu. Nhiều người dự thi thậm chí còn không biết bài thi có bao nhiêu câu hỏi, nội dung câu hỏi và đáp án trả lời như thế nào, bởi tất cả đều được copy và in ra từ một vài người làm, cùng lắm thì chỉ có sự khác biệt ở câu liên hệ bản thân.

Chỉ tính sơ số lượng giấy để viết, in những bài thi kia (cuối cùng bị vứt đi mà hiệu quả không đạt được bao nhiêu) thì thấy đây là một sự lãng phí vô cùng lớn.

Thiết nghĩ, các bộ ngành, tổ chức chính trị xã hội cần thay đổi hình thức cuộc thi tìm hiểu như đang làm.

Thật ra, hiện nay cũng có nhiều cuộc thi tìm hiểu với hình thức gọn nhẹ (trắc nghiệm khách quan), viết những suy nghĩ, hiểu biết, cảm tưởng, kỷ niệm... nhưng không mang tính bắt buộc mà số lượng người tham gia vẫn đông đảo. Họ chỉ cần thi qua mạng hoặc gửi bài thi qua email nên không lãng phí nhiều công sức, tiền của.

Đừng vì số lượng, chạy theo thành tích mà vô tình biến các cuộc thi tìm hiểu trở thành một sự lãng phí lớn cho xã hội.

VĂN THY HOÀNG (Quảng Nam)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI