Làng nghề Bình Định rộn ràng vào xuân

19/01/2014 - 08:30

PNO - PNO – Đón mùa Tết đến xuân về, các làng nghề truyền thống Bình Định tất bật chạy đua với thời gian, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Hàng đặc sản chạy đua với thời gian

Các mặt hàng đặc sản nức tiếng xứ Nẫu như nem chả Chợ Huyện, bánh tráng, rượu Bàu Đá… tất bật chạy đua với thời gian, đáp ứng nhu cầu ngày Tết.

Lang nghe Binh Dinh ron rang vao xuan

Cơ sở sản xuất nem chả truyền thống Chợ Huyện Bảy Liêm gói hàng Tết.

Từ những ngày cuối tháng 11 âm lịch, tại 12 cơ sở làm nem chả truyền thống và 40 điểm bán sỉ nem chả truyền thống Chợ Huyện tại thôn Phú Mỹ 1, xã Phước Lộc (Tuy Phước, Bình Định), người dân bận rộn tối ngày để hoàn thành những đơn hàng Tết.

Nem chả Chợ Huyện, một trong những đặc sản có thương hiệu, được người dân bản xứ và phương xa ưa chuộng. Không chỉ trong tỉnh, các nơi ngoài tỉnh cũng tấp nập về đây đặt hàng, đúng đặc sản, giá cả phải chăng.

Bà chủ của hàng nem chả Bảy Liêm hồ hởi: “Nem chả ngày thường người ta cũng dùng đều, ngày Tết càng nhiều hơn. Từ tháng 11 tới giờ, đơn hàng cứ tấp nập dồn về. Mệt nhưng mà phấn khởi, vì thu nhập tăng mà lại còn mang được đặc sản quê hương đi các nơi. Ngày thường, cơ sở của tôi bán ra khoảng 500 chiếc nem, thời điểm này tăng gấp ba lần. Hiện nay, giá nem, chả tăng nhẹ do ảnh hưởng của giá thịt heo đang tăng. Nem đơn có giá từ 20.000 - 22.000 đồng/10 chiếc; nem cây 120 ngàn đồng/kg; chả cây 110 ngàn đồng/kg; bì (tré) 15.000 - 20.000 đồng/cây. Càng gần đến Tết Nguyên đán, giá nem chả càng tăng do nhu cầu tiêu dùng khá lớn…”.

Hàng nhiều, công việc gia tăng nhưng không vì thế mà những người làm nem chả truyền thống ở Chợ Huyện đánh mất hương vị của món ăn. Bởi làm dối một lần, mất khách nhiều lần, làng nghề cứ thế mà mai một, thương hiệu sản phẩm cũng chẳng còn.

Lang nghe Binh Dinh ron rang vao xuan

Bánh tráng hong trong sương mai tại làng nghề bánh tránh An Ngãi (Nhơn Hưng, TX An Nhơn, Bình Định).

Đến làng bánh tránh An Ngãi, Phò An … Nhơn Hưng (thị xã An Nhơn, Bình Định), đã thấy những nong bánh tráng hong khô ngoài dậu. Phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn, Bình Định) có đến 300 hộ làm bánh tráng các loại, cung cấp cho cả trong lẫn ngoài tỉnh.

Những ngày tháng Chạp, khắp làng nghề, không khí tất bật, khẩn trương. 4 giờ sáng, những bếp lửa đã bắt đầu đỏ lửa; người xay bột, người vắt nước, người nấu, quay bánh… Những thớ bánh dài chạy ra trên những thêm tre.

“Tháng Chạp này thời tiết thuận lơi, nhiều nắng nên việc phơi tráng bánh dễ dàng hơn. Bánh tráng ở làng tiêu thụ nhiều ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Bình thường, lò bánh mỗi ngày sản xuất hơn 600.000 chiếc, ngày Tết gấp 3 lần số đó. Thu nhập từ làm bánh mỗi tháng mang lại 3 - 5 triệu đồng/ người”, chị Nguyễn Thị Hương chủ một lò bánh tráng ở An Ngãi nói.

Làng thủ công mỹ nghệ được mùa

Ngoài các mặt hàng đặc sản, làng nghề truyền thống làm những mặt hàng gia dụng cũng rộn ràng ngày xuân. Nhu cầu làm mới các sản phẩm gỗ, mỹ nghệ tăng vào dịp cuối năm. Tại làng nghề truyền thống tiện gỗ, mỹ nghệ Nhạn Tháp (Nhơn Hậu, TX An Nhơn, Bình Định), việc làm không xuể.

Lang nghe Binh Dinh ron rang vao xuan

Lang nghe Binh Dinh ron rang vao xuan

Thợ, thầy ở làng tiện gỗ mỹ nghệ truyền thống Nhạn Tháp tỉ mẫn trên từng công đoạn cho ra sản phẩm đẹp nhất.

Ông Nguyễn Quang Bình (51 tuổi, Nhạn Tháp, Nhơn Hậu, TX An Nhơn), nói: “Độc bình, bộ ấm chén gỗ, đồ thờ… là những mặt hàng tiện được ưa chuộng. Mặt hàng “hút” nhất là những bộ ấm trà, rượu bộ đồ thờ bằng gỗ. Khách hàng chủ yếu là ở Tây Nguyên, mỗi đơn hàng có hàng chục bộ được đặt. Cận Tết, cả chủ cả thợ làm liên tục, tăng ca mà vẫn thấy thiếu thời gian. Nhận đơn hàng cuối cùng kết thúc vào ngày 25 tháng Chạp, sau đó thanh toán mọi khoản cho thợ, thầy cùng nghỉ đón Tết”.

Ngoài những mặt hàng chưng Tết, có nhiều mặt hàng không mấy liên quan đến xuân, thế nhưng dịp cuối năm công việc vẫn nhiều hơn ngày thường. Tại làng rèn trứ danh Tây Phương Danh (Đập Đá, TX An Nhơn, Bình Định), công việc mài dao, mài cuốc, cắt câu liêm… vẫn diễn ra như thường. Tuy nhiên, ngày Tết, nhiều gia đình vẫn muốn đổi bộ dụng cụ sản xuất mới, hoặc làm mới… hy vọng đợt đồng đầu tiên thuận lợi. Vì thế, làng nghề rèn nhộn nhịp hơn trong không khí xuân. Các xóm đan giỏ, xóm làm bún tươi… khu vực thị trấn Đập Đá (TX An Nhơn, Bình Định) cũng rộn ràng nhịp xuân.

DỊU DỊU

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI