Hiểu sai toa thuốc do thiếu đối thoại bác sĩ - bệnh nhân

26/10/2014 - 09:39

PNO - PNO - Đọc bài “"Kê đơn thuốc bạc triệu, bệnh nhân... không dám uống” (báo Phụ Nữ ngày 23/10/2014), tôi như thấy lại tâm trạng của mình vài năm trước khi tôi bị ho kéo dài, uống thuốc chữa ho, viêm họng rất nhiều mà không hết.

edf40wrjww2tblPage:Content

Hieu sai toa thuoc do thieu doi thoai bac si - benh nhan

Lần đầu nhìn thấy phần chẩn đoán trên toa thuốc bác sĩ (BS) ghi "Viêm mũi xoang xuất tiết, viêm họng mãn - GERD (viết tắt của chữ Gastroesophageal Reflux Disease - bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản), tôi đã thắc mắc ngay tại sao tôi bị bệnh lý vùng họng mà chẩn đoán tôi bị dạ dày.

BS đã giải thích là trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh có những triệu chứng liên quan hoặc góp phần gây ra bệnh ho/viêm họng. Nếu muốn chữa bệnh ho/viêm họng của tôi thì phải kết hợp chữa bệnh lý về dạ dày luôn mới chữa dứt bệnh được.

Vị BS (cũng tại bệnh viện Tai Mũi Họng) giải thích khá cặn kẽ nhưng để chắc ăn, tôi tìm hiểu thêm thông tin trên mạng và thấy ông nói đúng.

Tôi đã cẩn thận khám lại tại một bệnh viện lớn khác và kết quả cũng đúng như BS bên Tai Mũi Họng chẩn đoán. Tại bệnh viện thứ hai này, BS còn cho tôi nội soi dạ dày thực quản, xét nghiệm hơi thở và kết luận tôi bị bệnh dạ dày khá nghiêm trọng và bệnh này mới là nguyên nhân trực tiếp khiến tôi bị ho, viêm họng. Do cách sinh hoạt của tôi khá khắt khe (không ăn đồ nóng, lạnh, giữ vệ sinh răng miệng tốt, không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp, cẩn thận giữ ấm, che chắn khi đi đường, v.v...) nên bệnh ho của tôi ít khả năng phát triển do các nguyên nhân khác hơn. Rõ ràng, khi BS quyết định điều trị theo hướng dạ dày, bệnh ho của tôi đã hết hẳn.

Hieu sai toa thuoc do thieu doi thoai bac si - benh nhan

Nguồn ảnh minh họa: internet.

Trở lại trường hợp trong bài báo, thiết nghĩ đã có sự hiểu lầm của người bệnh mà nguyên do theo tôi là thiếu sự đối thoại (vốn rất cần thiết) giữa BS và bệnh nhân (BN).

Hieu sai toa thuoc do thieu doi thoai bac si - benh nhan

Nhiều bệnh viện hiện nay do quá tải nên BS không có thời gian giải thích, hướng dẫn cho từng BN (không loại trừ có trường hợp do BS... kiệm lời). Mặt khác, nhiều BN có tâm lý e ngại khi thắc mắc nên dù không hiểu cũng không hỏi.

Tuy nhiên, tôi thấy cả hai phía đều có phần trách nhiệm trong chuyện này. Về phía BN, dĩ nhiên hỏi trực tiếp BS vẫn tốt hơn nhưng nếu không hỏi thì họ vẫn có thể tự tìm hiểu thông tin trên mạng qua các trang web uy tín.

Mới đây, một tên cướp còn biết lên mạng để xem tình hình báo chí bên ngoài đang đưa tin cập nhật về việc khống chế con tin của hắn thì thiết nghĩ việc lên mạng tra cứu thông tin sức khoẻ chắc chẳng có gì khó khăn, đến mức ngoài khả năng của những người đang sống ở thành phố.

Chị N. đã tự tìm hiểu công dụng của từng loại thuốc sao không xem luôn GERD là bệnh gì, có liên quan gì đến bệnh của mình không mà BS của một bệnh viện chuyên khoa lớn lại ghi toa như vậy.

Về phía BS, lẽ ra dù BN có đông đến thế nào, họ cũng nên dành vài phút giải thích cho BN rõ, chỉ cần họ hỏi BN có thắc mắc gì không thì đã không xảy ra hiểu lầm đáng tiếc trong bài viết nói trên (không phải BN nào cũng thiếu hiểu biết để "làm phiền" BS).

Nhiều BS hiện nay chỉ ghi toa (thậm chí in sẵn toa trong máy tính ra) là xong, rồi gọi BN tiếp theo khiến BN trước muốn hỏi thêm cũng ngại.

Một điều quan trọng là không phải BS nào cũng hỏi "thòng" thêm về việc BN có tiền sử (hay đang bị) bệnh gì khác không, có đang có thai hay cho con bú không, có bị mẫn cảm hay dị ứng với loại thuốc nào (hay thành phần nào của thuốc) không, có đang dùng thuốc gì khác không v.v... để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Những thông tin này không phải lúc nào BN cũng ý thức được tầm quan trọng của nó (hoặc có khi họ cũng không biết) mà "tự khai".

Có những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do sự tắc trách thật sự của các nhân viên y tế nhưng sự hiểu lầm không đáng có của nhân vật trong bài viết nói trên đã gây ra làn sóng hoang mang trong dân chúng, khiến niềm tin vào y đức cũng như khả năng chuyên môn của ngành y một lần nữa bị lung lay sau hàng loạt bài viết của các báo về các sự cố tương tự

Một sự cố hoàn toàn có thể tránh được nếu cả hai phía BS - BN có sự đối thoại, tương tác với nhau dù chỉ trong vài giây!

LÊ THỊ NGỌC VI (quận 9, TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI