Gói 50.000 tỷ cho thị trường bất động sản: Liên kết để mở ra cơ hội

26/03/2014 - 11:44

PNO - PN - Chiều 25/3, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Thiên Thanh Group đã công bố một sản phẩm tín dụng mới cho thị trường bất động sản.

edf40wrjww2tblPage:Content

Goi 50.000 ty cho thi truong bat dong san: Lien ket de mo ra co hoi

Ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc VNCB cho biết, chương trình hướng tới việc mở thêm kênh tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp đầu tư bất động sản (BĐS). Đây là mối hợp tác của các đối tác gồm: nhà cung ứng vật liệu xây dựng (VLXD), ngân hàng, nhà thi công, chủ đầu tư dự án để tạo nên chuỗi liên kết bốn nhà. Thông qua chương trình, dòng vốn sẽ đi trực tiếp đến các nhà cung cấp vật liệu, dịch vụ. Chương trình do VNCB tổ chức và làm đầu mối quy tụ sự tham gia của các ngân hàng khác gồm BIDV, Agribank, VietinBank, LienvietPostbank, ACB, VPN, Oceanbank, Sacombank, MB với tổng giá trị các ngân hàng cam kết cho vay là 50.000 tỷ đồng.

Ông Đỗ Văn Quất, Phó tổng giám đốc Thiên Thanh Group cho biết, đây là giải pháp giúp lưu thông hàng hóa VLXD đi đúng mục đích hơn. Tập đoàn Thiên Thanh sẽ đóng vai trò kết nối các đơn vị sản xuất, kinh doanh VLXD với các nhà thầu tạo nên đơn hàng lớn nhằm giảm giá thành sản phẩm và kêu gọi các ngân hàng tham gia hỗ trợ cho các dự án vay vốn.

Theo phân tích của ông Phan Thành Mai, nếu chủ đầu tư tự đi tìm các loại VLXD thì giá sẽ không tốt bằng giá của một đơn vị đặt một đơn hàng quy mô lớn, vì sẽ có mức chiết khấu cao hơn, từ đó có thể đưa ra giá thành sản phẩm rẻ hơn. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi mua nhà từ dự án này.

Goi 50.000 ty cho thi truong bat dong san: Lien ket de mo ra co hoi

Về thẩm định hạn mức cho vay, ngân hàng sẽ căn cứ trên số lượng hàng hóa vật liệu đã chuyển trực tiếp từ đơn vị sản xuất vào công trình trước đó để cấp hạn mức tín dụng. Việc tiếp cận được vốn vay trong chương trình hay không là tùy thuộc vào tính khả thi của dự án. Công tác thẩm định và yêu cầu dự án vẫn tuân thủ theo nguyên tắc tín dụng thông thường. Lãi suất theo mặt bằng lãi suất thị trường. Với chương trình này, nguồn tiền không tung ra trên thị trường lưu thông mà được luân chuyển từ người mua đến tài khoản người bán theo tiến độ công trình nhập vật tư. Do đó, không lo nguồn vốn vay bị chủ đầu tư dự án thực hiện sai mục đích. Một trong những đối tượng chuỗi liên kết hỗ trợ tập trung là những dự án đang thi công dở dang tiếp tục có vốn triển khai tiếp công trình để đưa sản phẩm ra thị trường, giúp giảm BĐS tồn kho.

Ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đánh giá, mối liên kết bốn nhà đã phát huy vai trò khi triển khai công trình Quốc lộ 14 và 1A, nay sẽ có cơ hội triển khai rộng cho các công trình nội đô, qua đó sẽ khắc phục được tình trạng nhà thầu sau khi làm xong không có tiền để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên liệu, tiền nhân công, vì vậy cả ba nhà: nhà đầu tư, nhà thầu và nhà cung ứng đều nợ ngân hàng, dẫn đến nguy cơ nợ xấu.

Cách đây ba năm, Hiệp hội BĐS TP.HCM và BIDV đã có sáng kiến liên kết ba nhà, gồm nhóm 1: nhà thầu - nhà đầu tư - nhà băng; nhóm 2: nhà thầu - nhà cung ứng - nhà băng. Tuy nhiên, hiện tại dù hình thành mối liên kết bốn nhà thì vẫn còn thiếu một đối tác có vai trò quan trọng - người tiêu dùng. Do đó, cần sớm nghiên cứu để có thể tạo được mối liên kết khép kín. Mô hình liên kết đơn giữa ngân hàng với từng đối tác đã gây ra sự lãng phí về vốn. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, thực tế của thị trường ngân hàng thời gian qua cho thấy, nếu các ngân hàng không liên kết để kiểm soát nguồn vốn thì dễ vỡ vì nợ xấu. Liên kết này thực chất là các ngân hàng thương mại hỗ trợ nhau để kiểm soát nguồn vốn.

Cũng cần phân biệt, gói 30.000 tỷ là gói vay ưu đãi dành cho người thu nhập thấp, còn gói 50.000 tỷ là gói tín dụng thương mại bình thường. Đơn vị vay phải đáp ứng các điều kiện vay cũng như lãi suất vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

 Ái Vân-Song Nam

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN: “Trong những năm gần đây ngành xây dựng và BĐS gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt dự án dang dở và phần nào làm xã hội mất lòng tin đối với thị trường này. Mô hình liên kết bốn nhà lần này là động thái tích cực trong việc tìm kiếm những giải pháp khơi lại thị trường BĐS, tạo niềm tin mới, đồng thời tạo ra dòng tín dụng mới cho thị trường”.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI