Điều gì khiến họ 'chung thủy' với nghề giáo?

20/11/2014 - 16:45

PNO - PN - * Cô Võ Thị Ngọc Quí, nguyên giáo viên môn địa lý Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4, TP.HCM): Dù về hưu, tôi vẫn muốn đứng trên bục giảng

edf40wrjww2tblPage:Content

Dieu gi khien ho 'chung thuy' voi nghe giao?

Làm nghề giáo vất vả, nhất là khi đổi mới phương pháp giảng dạy, làm giáo án điện tử, những giáo viên có tuổi quen với bảng đen phấn trắng bắt đầu phải mày mò làm quen với máy tính. Thời điểm phải thay đổi phương pháp giảng dạy, ngày đêm tôi phải tự tìm tòi để làm giáo án điện tử cho môn học đủ sức thu hút học sinh.

Nhiều lúc giận học trò, la mắng các em, nhưng sau đó thì mình cũng quên mất. Nếu mình nhiệt tâm với học trò thì các em sẽ thương yêu mình. Càng vui hơn khi thấy học trò nên người. Nhiều em học sinh giỏi bị mình “dụ” theo nghề giáo. Chính những niềm vui này đã níu giữ tôi ở lại với bảng đen phấn trắng hơn 30 năm qua, bất chấp những khó khăn của thời cuộc. Và kể cả khi về hưu, tôi vẫn muốn tận hưởng niềm vui được sát cánh bên học trò.

* Cô Nguyễn Thị Tuyết, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây (Q.Thủ Đức, TP.HCM): Ai cũng bỏ cuộc thì học sinh yếu đi về đâu?

Dieu gi khien ho 'chung thuy' voi nghe giao?

Thời điểm những năm 1990, Q.Thủ Đức thiếu rất nhiều giáo viên. Lúc đó, tôi tham gia lớp sư phạm cấp tốc do quận tổ chức rồi nhận công tác tại Trường tiểu học Bình Chiểu. Học sinh đến trường không nhiều. Giáo viên phải vừa dạy, vừa đi vận động học sinh đến lớp. Gian khó nhiều nhưng niềm vui cũng không ít. Suốt 20 năm đứng lớp, tôi lấy việc phụ đạo học sinh yếu làm nhiệm vụ quan trọng của mình. “Thuần phục” học sinh yếu kém nghịch phá là chuyện không dễ, nhưng ai cũng “bó tay”, bỏ cuộc thì các em sẽ đi về đâu?

* Thầy Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM): Đã chọn nghề giáo thì làm điều tốt nhất cho học trò

Dieu gi khien ho 'chung thuy' voi nghe giao?

Đời sống giáo viên ngày nay đã bớt nặng gánh cơm áo gạo tiền hơn trước nhưng để gọi là chu toàn cho gia đình vẫn còn là bài toán khó. Vì vậy, để giáo viên sống được với nghề, đúng với sự trọng vọng của xã hội dành cho nghề giáo thì nhiệm vụ của người quản lý là làm sao để anh em được ổn định đời sống, không phải nay than khó, mai nản nghỉ. Tuy giáo viên ngày nay ít khó khăn về vật chất, nhưng ngược lại họ có nhiều áp lực vô hình hơn, phải làm nhiều thao tác ngoài chuyên môn hơn. Nhưng đã chọn nghề giáo thì phải làm những gì tốt nhất cho học trò của mình, để mỗi ngày các em đến trường được vui vẻ, học tốt nhất.

* Bạn Đỗ Nguyễn Thị Mỹ Duyên, sinh viên năm 4 ngành giáo dục chính trị Trường ĐH Sài Gòn: Hình ảnh người thầy trên bục giảng vẫn lung linh

Dieu gi khien ho 'chung thuy' voi nghe giao?

Chỉ vài tháng nữa tôi sẽ ra trường và trở thành cô giáo dạy giáo dục công dân. Nghề giáo ngày nay chịu nhiều áp lực từ xã hội hơn, nhưng hình ảnh người thầy trên bục giảng muôn đời vẫn lung linh và được học sinh ngưỡng mộ. Đối tượng mà tôi sẽ giảng dạy là học sinh THPT, các em năng động nhưng cũng rất hiếu động, quậy phá nên tôi cũng phải trang bị thêm nhiều kỹ năng. Tôi sẽ cố gắng để có thể trở thành cô giáo được học trò thương yêu.

TIÊU HÀ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI