Di cư lao động, nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi

29/08/2013 - 15:59

PNO - PNO - Không ít trường hợp lao động nữ khi đi làm việc ở nước ngoài về phải đối mặt với nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình, khó tìm việc làm và tái hòa nhập thị trường lao động trong nước, bị làng xóm kỳ thị

edf40wrjww2tblPage:Content

 Trong hai ngày 28 và 29/8, tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo quốc tế “Giới và di dân - Đánh giá chính sách xuất khẩu lao động, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế dựa trên cách tiếp cận quyền và các chiều cạnh giới” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung (Đức) và một số đơn vị phối hợp tổ chức.

Di cu lao dong, nu van chiu nhieu thiet thoi

Quang cảnh hội thảo

Theo đánh giá của các chuyên gia lao động, tỷ lệ nữ di cư lao động ở châu Á đang có xu hướng gia tăng. Lao động di cư có đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, những người lao động di cư đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như các chính sách an sinh xã hội tại các nước nhận lao động chưa nhất quán; thiếu thông tin về nước bản địa, thiếu vốn ngoại ngữ khiến người lao động, đặc biệt là lao động nữ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương và có nguy cơ bị bóc lột sức lao động, bị buôn bán …

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) nhận định: khó khăn lớn nhất mà LĐ nữ gặp phải khi làm việc ở nước ngoài là ngoại ngữ kém, hơn 70% LĐ nữ gặp phải rào cản này, và hơn 15% LĐ nữ gặp khó khăn trong hòa nhập văn hóa, đời sống; 75% LĐ nữ có đời sống tinh thần rất nghèo nàn, chưa bao giờ được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao… trong quá trình LĐ ở nước ngoài. Bên cạnh đó, LĐ nữ thường làm những công việc có vị trí thấp kém, tiền lương ít ỏi và thường không được luật lao động của nước tiếp nhận bảo vệ, chỉ một số ít LĐ nữ có cơ hội tiếp cận được ngành nghề đòi hỏi kỹ năng cao.

Mặt khác, trong hợp đồng thỏa thuận làm việc, LĐ nữ còn bị hạn chế về quyền mang thai và sinh đẻ. Không ít trường hợp LĐ nữ nhận kết quả “ngược” khi quay trở về, phải đối mặt với nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình, khó tìm việc làm và tái hòa nhập thị trường lao động trong nước, bị làng xóm kỳ thị…

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, thực trạng di cư lao động hiện nay là đáng quan ngại khi người lao động phải đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực. Trong khi đó, các chính sách pháp luật chưa đủ tác động đến việc bảo vệ tốt đối tượng lao động di cư, thiếu các yếu tố về bình đẳng giới. Lao động nữ đi xuất khẩu lao động chịu nhiều thiệt thòi, chịu sự kỳ thị bởi vừa là người lao động nước ngoài vừa là nữ giới.

Các đại biểu kiến nghị, cần có sự hợp tác thực hiện các chính sách đối với người lao động nhập cư ở nước tiếp nhận. Hiện nay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phần lớn không được tổ chức công đoàn bảo vệ do thiếu cơ chế và nguồn lực thực hiện. Đây là vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới. Vai trò của công đoàn trong việc giúp đỡ người lao động làm việc ở nước ngoài cần được luật hóa; việc hợp tác giữa Công đoàn Việt Nam và công đoàn các nước cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Mai Phan

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI