Đại hạn, bò ra phố kiếm ăn

17/08/2014 - 11:03

PNO - PNO - Đại hạn đang hoành hành dọc dài các tỉnh miền Trung, trong đó Phú Yên là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

edf40wrjww2tblPage:Content

Dai han, bo ra pho kiem an

Nắng nóng kéo dài, các cánh đồng lúa bị khô cháy, nhiều gia đình ra nhìn ruộng lúa rồi... 
phủi tay về không.

Dai han, bo ra pho kiem an

Để có thu nhập nhiều người bám vào nghề chăn nuôi bò. Tuy nhiên đồng cỏ trồng bị thiếu
nước tưới, không phát triển, còn đồng cỏ tự nhiên thì đã bị “đốt cháy”.

Dai han, bo ra pho kiem an

Bà La Lang Thị Xinh (người Chăm H’Roi, ở xã Ea Bá, huyện Sông Hinh) sáng nào cũng lùa
đàn bò gần 20 con vượt qua 2 cây số chăn thả vùng gò đồi, trước đây trồng lúa 1 vụ nay bỏ
hoang. “Ngày nào cũng thả bò ăn qua ăn lại, riết không còn gốc rạ nào. Còn xung quanh
trồng cao su, sắn mía hết rồi. Thiếu thức ăn bò ốm rồi kiệt sức chết”, bà Xinh buồn rầu nói.

Dai han, bo ra pho kiem an

Bò ở các vùng nông thôn thiếu thức ăn, chết đói. Bò ở các vùng ven đô thị được người dân
lùa đi chăn thả cả trên đường phố, kiếm cỏ mọc giữa những đống gạch, xà bần để ăn đỡ đói. 

Dai han, bo ra pho kiem an

Với người dân miền núi, bò là nguồn thu nhập chính, giúp không ít gia đình thoát nghèo.
Trong ảnh, nhiều người chuyển qua hành nghề nhặt phân bò phơi khô bán để cải thiện thu
nhập, chờ qua cơn đại hạn. 

Dai han, bo ra pho kiem an

Nắng hạn, cỏ khô, bò thiếu thức ăn, nhiều người nghĩa ra cách nấu cháo… nuôi “đầu cơ
nghiệp”. Ông Huỳnh Trọng Hảo, ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) nuôi 5 con bò, cho
biết: “Ở đây không có ruộng, mới đây tôi đi xuống xã Xuân Sơn Bắc (Đồng Xuân) hỏi mua rơm
nhưng lúa ngoài đồng mới chín đỏ đuôi, họ hẹn nửa tháng sau mới thu hoạch. Chiều lùa bò
về chuồng rồi tôi tìm chặt thân cây chuối, mót rau lá ở bờ bụi, băm nhỏ nấu cháo… nuôi bò”.
Hằng ngày, ông nấu 2 nồi cháo. Nồi cháo bằng rau, cám thì cho bò cỏ ăn. Còn bò lai ông cho
ăn “sang” hơn, mỗi lần nấu, ông xúc lon gạo cho vào nồi.

Dai han, bo ra pho kiem an

Một vạt rừng khô cháy lá vàng rực trong chiều không một bóng mây. Theo thống kê của Sở
NN-PTNT Phú Yên, tỉnh này hiện có tới 576 ha đất trồng lúa vụ hè thu 2014 không có nước
gieo sạ, 17.636 ha cây trồng các loại bị hạn hán; gần 7.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Khoảng
1.462 ha rừng trồng đã chết, cháy rừng liên tiếp xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại gần 250 ha.

Dai han, bo ra pho kiem an

Một cụ già ra sông gánh nước về dùng khi giếng đã cạn đáy. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên,
ông Phạm Định Cự, vừa ký quyết định công bố vùng bị thiên tai do hạn hán đối với sản xuất
nông nghiệp trên toàn tỉnh.

Dai han, bo ra pho kiem an

Việc công bố trên làm cơ sở thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng khôi phục sản
xuất. UBND tỉnh Phú Yên cũng đã phát thông báo thượng khẩn chỉ đạo ngành NN-PTNT và các
địa phương tập trung thực hiện tốt công tác chống hạn cho cây trồng, chống xâm nhập mặn và
khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân; báo cáo cụ thể tình hình hạn hán, công
tác phòng, chống hạn thời gian qua, trong đó nêu rõ nhu cầu hỗ trợ kinh phí chống hạn và khắc
phục hậu quả gửi về các Sở NN-PTNT, Sở Tài chính để kịp phân bổ 10,9 tỉ đồng của Trung ương. 
Trong ảnh, người dân mang quần áo ra con suối giờ cũng đã gần cạn, để giặt giũ, tắm rửa.

Dai han, bo ra pho kiem an

Một hộ dân chuyến đổi đất sản xuất, chuyển sang trồng loại cây trồng cạn trên đất khô khốc. 
T.S Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, tình hình nắng hạn
đang diễn ra rất gay gắt, nguồn thức ăn gia súc cạn kiệt, Sở khuyến khích nông dân phát triển
chăn nuôi theo hướng bền vững gắn với an toàn dịch bệnh. Địa phương phải theo dõi, nắm
tình hình thiếu đói trong dân để có biện pháp giải quyết kịp thời. Các địa phương tiếp tục tăng
cường kiểm tra, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

La Hai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI