Clip thử máy thần kì đo thực phẩm bẩn độc: Chuyên gia không tin

09/05/2016 - 19:37

PNO - Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại máy đo an toàn thực phẩm (ATTP). Chức năng của những loại máy này là kiểm tra thực phẩm an toàn hay không?

Clip thu may than ki do thuc pham ban doc: Chuyen gia khong tin
Thiết bị cho kết quả hàm lượng Nitrat vượt ngưỡng an toàn khi đo một quả cam

Loại máy đang được bán phổ biến nhất hiện nay là loại máy được nhập khẩu từ Nga có tên là SOEKS Nuc 019-01. Thiết bị đo này ở dạng kit thử, cầm tay nhỏ gọn, đang được rất nhiều người mua về sử dụng.

Máy đo SOEKS Nuc 019-01 có giá dao động từ 4 triệu rưỡi đến 5 triệu đồng cho 1 sản phẩm.

Trong vai một người nội trợ, lo sợ trước vấn đề thực phẩm bẩn, phóng viên đã tìm đến một cơ sở chuyên phân phối thiết bị SOEKS Nuc 019-01 trên đường Trung Kính (Trung Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội).

Tại cửa hàng, một nhân viên bán hàng giới thiệu rằng, thiết bị này có thể giúp kiểm tra thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thịt, đồ hải sản, cảnh báo nguy cơ thực phẩm tồn dư Nitrat quá ngưỡng (thực phẩm chứa phân đạm, thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo quản làm tươi thực phẩm, hóa chất tạo nạc).

Theo lời giới thiệu của nhân viên cửa hàng Nitrat là một thành phần có trong phân bón, phân đạm (ure, sulfat, chất thải động vật), một số hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tạo nạc ở thịt, hóa chất bảo quản ướp tươi thực phẩm (sodium nitrat và sodium nitrit, bột săm pét có công thức KNO3).

Việc hấp thụ lượng nitrat quá ngưỡng từ thực phẩm nhiều sẽ ảnh hưởng đển khả năng lưu thông oxy trong máu thậm chí gây ra các bệnh mãn tính về hệ tiêu hóa đặc biệt là ung thư dạ dày, đại tràng.

Thiết bị hoạt động bằng cách cắm trực tiếp chiếc kim bằng kim loại gắn trên thiết bị vào thực phẩm và kết quả chỉ xuất hiện chỉ sau 3 giây.

Được biết, hàm lượng tồn dư nitrat được đánh giá bằng cách đo mức độ dẫn điện của dòng điện xoay chiều tần số cao trong sản phẩm.

Kết quả kiểm tra phân tích được hiển thị trên màn hình với lượng nitrat bằng miligam trên kilogam. Và đánh giá sản phẩm đó có an toàn cho người tiêu dùng sử dụng làm thực phẩm không. Thiết bị này lưu trữ sẵn hơn 100 loại thực phẩm phổ biến nhất và định mức cho phép của nitrat theo tiêu chuẩn của Châu Âu.

Như vậy, theo lời giới thiệu của nhân viên, thiết bị này có thể đo được hầu hết những độc tố tồn tại trong thực phẩm mà người dân biết đến.

Phóng viên đã mang đến 3 loại quả trái vụ (mít, cam, táo), được mua tại một cửa hàng hoa quả để kiểm tra thử.

Kết quả, 2/3 loại quả mang đến được thiết bị đo thông báo vượt quá dư lượng nitrat cho phép, có khả năng gây nguy hiểm.

Cận cảnh hoạt động của máy đo ATTP

 

Cơ chế hoạt động, độ chính xác còn mơ hồ

Từng trao đổi về thiết bị này trên báo chí, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, cho biết thông thường các loại máy cá nhân phát hiện nhanh trong thực phẩm chỉ là máy đo định tính, tức là phát hiện có chất độc hay không chứ khó cho biết hàm lượng của chất đó trong thực phẩm là bao nhiêu.

Đối với một số loại máy đo nitrat nhập khẩu về VN trong vài năm gần đây có cả chức năng định lượng, tức là cho người tiêu dùng biết nồng độ nitrat trong thực phẩm có nằm trong ngưỡng an toàn hay không để có cách xử lý.

Tuy nhiên, thông tin mà nhà cung cấp đưa ra chủ yếu là đánh vào nỗi sợ hãi thực phẩm bẩn của người tiêu dùng và chiếc máy như một giải pháp hoàn hảo để giải quyết. Còn các thông tin về cơ chế hoạt động ra sao, mức độ chính xác thế nào vẫn còn rất mơ hồ.

Theo ông Nghĩa, ngoài hàm lượng phân đạm (gốc NO3) trong thực phẩm, các loại kim loại nặng, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, tăng trưởng và vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến độ an toàn của thực phẩm.

Đặc biệt, thuốc trừ sâu có hàng ngàn loại khác nhau và không thể kiểm tra bằng máy test nhanh được mà phải đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI