Chưa thể công nhận kết hôn đồng tính

24/09/2013 - 22:32

PNO - PN - Ngày 24/9, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình.

edf40wrjww2tblPage:Content

Một trong những nội dung được quan tâm nhiều nhất từ các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Đánh giá việc dự luật không cấm nhưng cũng không thừa nhận kết hôn đồng tính là “bỏ ngỏ vấn đề”, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề xuất, có thể cho những người đồng tính đăng ký sống chung, không cho đăng ký hết hôn. Khi họ không muốn ở cùng nhau có thể xin hủy đăng ký sống chung đó.

Chua the cong nhan ket hon dong tinh

Ảnh minh họa: Một đám cưới đồng tính tại Đài Loan. Nguồn: Internet

Phản ánh tình trạng người đồng tính sống chung đã diễn ra nhiều trong thực tế, song ĐBQH Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) cũng nêu ra hàng loạt vấn đề rắc rối nếu công nhận kết hôn đồng tính. Chẳng hạn, nếu hai người đồng tính sống chung và xin con nuôi thì cháu bé sẽ mang họ của ai? ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho biết, một số nước công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng phải có lộ trình theo nhiều giai đoạn chứ không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Hiện, đa số các quốc gia không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân giữa họ. Chỉ có 16 quốc gia công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới. Do đó, một số ý kiến cho rằng, cần cân nhắc thật kỹ vấn đề này khi đưa vào dự luật.

Vấn đề mang thai hộ cũng được nhiều ĐBQH cho ý kiến. Nhiều ĐB đồng tình, song còn không ít băn khoăn quanh việc công nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. ĐB Đặng Ngọc Tùng hỏi: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là nhu cầu có thực, phải có quy định để đảm bảo quyền lợi của người mang thai hộ. Giả sử đứa con sinh ra bị khuyết tật hay có vấn đề lớn về sức khỏe mà người nhờ mang thai không nhận thì sẽ xử lý thế nào?”.

ĐB Đặng Thị Kim Chi chưa yên tâm: “Quy định mỗi người chỉ được một lần mang thai hộ, nhưng cơ sở nào để xác định điều đó? Nếu ai đó bị phát hiện mang thai lần thứ hai thì xử lý ra sao?”. Lo lắng về vấn đề pháp lý phát sinh sau khi một đứa trẻ ra đời, ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng, phải làm rõ được trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan, nếu không sẽ xảy ra tranh chấp không thể giải quyết.

 PHƯƠNG MAI

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI