Cấm bán bia, rượu sau 22g00: Bộ Y tế chưa có giải pháp khả thi

23/07/2014 - 22:31

PNO - PNO -Trước nhiều nghi ngại về tính khả thi dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia do Bộ Y tế soạn thảo, chiều 23/7 bà Trần Thị Trang, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đã trần tình tại buổi họp báo.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Cái lý mà Bộ Y tế đưa ra là hiện tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh và đang ở mức báo động. Việc lạm dụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các vấn đề xã hội, suy giảm khả năng lao động.

Tại Việt Nam, 70% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Đặc biệt, tai nạn giao thông thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 đến 24 giờ. Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân của 70% số vụ bạo lực gia đình; trong đó có bạo lực tình dục.

Hơn nữa, hiện 168 quốc gia, trong đó có 9 quốc gia ASEAN đã quy định thời gian cấm bán rượu, bia. Đa số là từ 20g00 hoặc 22g00 đến 6g00 hoặc 8g00 ngày hôm sau. Khảo sát cho thấy, sau một thời gian, hầu hết người dân đều dần chấp hành quy định; tỷ lệ sử dụng rượu bia có xu hướng giảm. Thái Lan quy định nghiêm ngặt hơn, chỉ cho bán từ 17g00 đến 21g00, thời gian cấm bán dài hơn so với các nước khác trong khu vực.

Cam ban bia, ruou sau 22g00: Bo Y te chua co  giai phap kha thi

AI cũng rõ tác hại của rượu bia, nhưng dự thảo luật của Bộ Y tế, trong đó cấm bán rượu bia sau 22g00 lại là vấn đề gây nhiều tranh cãi - Ảnh: Internet

Từ thực tế trên Bộ Y tế mới tiến hành xây dựng dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia. Đây chỉ là một trong rất nhiều biện pháp đề xuất đưa vào dự thảo luật.

Bà Trần Thị Trang cho biết, hiện Bộ Y tế đang tiến hành khảo sát, đánh giá dự thảo. Các bước tiếp theo còn khá dài như tổ biên tập xây dựng đánh giá, xin ý kiến bộ ngành, trình Chính phủ, Quốc hội. Lộ trình đến năm 2016 sẽ được thông qua và ban hành.

Các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi về tính khả thi của quy định này như mua bán bia rượu sau 22g00, các cơ quan chức năng dù “ba đầu sáu tay” thì có thể giám sát, kiểm tra được toàn bộ việc mua bán này không? Ai có thể kiểm soát người mua đủ 18 tuổi? Việc xử phạt người bán - người mua như thế nào?

Bà Trần Thị Trang chỉ đưa ra các câu trả lời chung chung. “Để thực hiện các quy định này thì tuyên truyền giáo dục, truyền thông là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Nội dung tuyên truyền về pháp luật, trách nhiệm nghĩa vụ của người thực hiện, vận động người kinh doanh, người dân biết quy đinh; từ nhận thức đầy đủ đến thay đổi hành vi. Bên cạnh đó huy động sự tham gia, giám sát của cộng đoàn, các đoàn thể có liên quan. Khó khăn ở đây là cần thời gian để người dân, cơ sở kinh doanh chuẩn bị thực hiện…”. Bà Trang trả lời như thế.

“Cấm bán dưới 18 tuổi, hầu hết các quốc gia kiểm soát tác hại rượu đều có quy định này. Vì trẻ là đối tượng nhạy cảm với tác hại của lạm dụng rượu bia nên ở nhiều nước, việc mua bán đều đòi hỏi trẻ trình chứng minh thư nhân dân hoặc trẻ đi một mình không bán” bà Trang cho hay.

Thiết nghĩ, nếu không thực hiện đúng hướng và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, quy định trên sẽ “chết ngay trên giấy”, đơn cử như quy định “ngực lép” không được điều khiển xe máy của Bộ Y tế.

Hiện có 3 phương án để ban soạn thảo lựa chọn.
-Phương án 1: cấm bán rượu bia từ 22g00 đến 6g00 sáng hôm sau, và cấm ở một số địa điểm nhất định. Trong khi, một số điểm như khu phố Tây, nơi khách du lịch đến nhiều thì cho phép bán sau 22g00 chẳng hạn.
-Phương án 2: giao cho UBND tỉnh thành xem xét tình hình từng địa phương, có phương án phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia. Một số địa phương như TP.HCM và Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa sẽ triển khai trước do nhu cầu bức thiết về tình trạng lạm dụng rượu bia và an toàn giao thông. Trên cơ sở đó sẽ nhân rộng toàn quốc khi có đủ điều kiện và kinh nghiệm thực hiện.
-Phương án 3: không quy định về giờ được bán rượu bia, hạn chế tác hại rượu bia bằng kiểm soát nguồn cung và các biện pháp khác.
 

BẢO THOA

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI