Cả trường tôi, chỉ có 1 học sinh giỏi

15/06/2015 - 08:00

PNO - PN - Khi thông báo rằng cuối năm học, trường có được 1 học sinh giỏi, thầy hiệu trưởng của chúng tôi mỉm cười, học sinh dưới sân trường vỗ tay rần rần cho một bạn học sinh giỏi duy nhất đó...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Đọc bài "Học sinh giỏi nhiều đến… phát hoảng", tôi rất ngạc nhiên với cách giáo dục, khen thưởng của các thầy cô trong bài viết.

Tôi cảm thấy thật may mắn khi bản thân đã được học tập, rèn luyện ở những ngôi trường thực sự công bằng, không chạy theo thành tích, thầy cô không thương học trò một cách vô tội vạ như trong bài viết.

Ca truong toi, chi co 1 hoc sinh gioi

Ảnh: internet.

Hơn 10 năm trước (năm tôi học lớp 6), tôi thi đậu vào trường chuyên của huyện nhà. Vì là trường chuyên duy nhất của huyện nên chất lượng học sinh trường tôi có thể nói là nhỉnh hơn hẳn so với các trường khác trong toàn huyện.

Chúng tôi ngày đó đua nhau học tập, bạn nào lười biếng, ỷ lại chắc chắn không bám trụ lại trường được. Trong các giờ kiểm tra, từ kiểm tra 15 phút, 1 tiết đến kiểm tra học kỳ, tôi nhớ môn nào ít thì thầy cô cho 2 đề (đề chẵn và đề lẻ) , môn nhiều thì thầy cô cho tới 7 - 8 đề bài khác nhau để các bạn tự giác làm bài và cũng không có thời gian để lo hộ bạn khác.

Thầy cô coi thi không có chuyện thả lỏng cho các em làm bài, cho các em cải thiện điểm...

Giờ chào cờ, thầy hiệu trưởng trường tôi ngày đó thường dạy chúng tôi nhiều bài học về ý thức tự giác học tập, sự trung thực. Thầy nói với học sinh: "Đi học phải tự kiếm điểm bằng trí óc của chính mình ...".

Không phải tất cả học sinh của trường đều ngoan ngoãn, học giỏi nhờ những lời răn dạy đó, nhưng rõ ràng, học sinh chúng tôi bắt đầu cảm nhận "đi học mà phải quay bài, chép bài của bạn thì rất mất mặt, rất đáng xấu hổ".

Những dịp như họp phụ huynh, tôi nghe bố mẹ đi họp về kể lại rằng, thầy hiệu trưởng và cô chủ nhiệm nói rất nhiều đến kết quả học tập. Đặc biệt, lời khuyên cho những bạn học "đuối sức", ham chơi là: nên cho các em về trường xã mình theo học, bởi môi trường ở đây có lẽ đã vượt quá khả năng theo được của các em.

Xem toàn bộ diễn đàn "Giáo dục trong mắt tôi" tại đây.

Khi tôi học đến bậc THPT, trường tôi có tỉ lệ học sinh đậu đại học khá cao nhưng đa phần học sinh đều học lệch. Tôi nhớ có lần tổng kết năm học lớp 11, thầy hiệu trưởng trường tôi thông báo về thành tích học tập của trường. Sau khi đọc các số liệu, thầy nhận xét: "Kỳ 1, chúng ta không có học sinh đạt loại giỏi nào, nhưng may mắn tới kỳ 2 và tổng kết năm học thì có 1 bạn".

Khi đó, thầy hiệu trưởng của chúng tôi mỉm cười, học sinh dưới sân trường vỗ tay rần rần cho một bạn học sinh giỏi duy nhất đó...
Tôi cảm thấy tự hào khi được học ở hai ngôi trường như thế!

Trước, tôi để ý thấy không ít những gia đình trân trọng treo những tấm giấy khen của con em mình lên phòng khách, khách đến nhà có thể nhìn vào đó để đánh giá thành tích học tập của các em.

Còn bây giờ, chẳng có những tấm giấy khen được nâng niu như thế. Thậm chí, sau những buổi tổng kết năm học, thầy cô còn thấy những tấm giấy khen bị các em bỏ quên, hoặc vo tròn, mất góc...

ANH ĐOÀN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI