Cá ngừ của ngư dân Bình Định độc quyền sang Nhật

05/08/2014 - 18:46

PNO - PNO - Ngày 6/8, sản phẩm cá ngừ đầu tiên được đánh bắt theo công nghệ mới của ngư dân Bình Định sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không qua Nhật Bản tiêu thụ.

edf40wrjww2tblPage:Content

Chiều 5/8, 3 trong 4 tàu cá của ngư dân Bình Định thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật, đã cập cảng Quy Nhơn đúng lộ trình. Theo đó ngày 6/8, sản phẩm cá ngừ đầu tiên được đánh bắt theo công nghệ mới sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không qua Nhật Bản để đưa ra đấu giá vào ngày 8/8.

Ca ngu cua ngu dan Binh Dinh doc quyen sang Nhat

Cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định

Ông Nguyễn Duy Lâm - Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT Bình Định), cho biết: “Mô hình thí điểm mới là mối quan hệ giữa ba bên gồm nhóm tàu khai thác (ngư dân) - BIDIFISCO (Bình Định) - Kato office (Nhật Bản), trong đó nhóm ngư dân có vai trò đánh bắt, tạo đầu vào nguyên liệu cho mô hình; BIDIFISCO tham gia mô hình với vai trò nhà thu mua, xuất khẩu; Kato office tham gia mô hình với vai trò đại lý độc quyền của BIDIFISCO tại Nhật Bản. Quan hệ giữa các bên là quan hệ kinh tế, và mỗi bên phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình ký kết...”.

Cũng trong chiều nay, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) và Công ty Hitoshi General Office Co.Ltd (Kato Office) đã ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền. Kato Office là đại diện hợp pháp của BIDIFISCO tại Nhật để đưa cá ngừ đại dương vào bán tại các trung tâm đấu giá và chuỗi cửa hàng hải sản thuộc các đối tác của Kato Office ở Nhật Bản.

Nhằm phát triển nghề cá ngừ đại dương của Bình Định, trên cơ sở hợp tác giữa UBND tỉnh Bình Định và Hội hữu nghị Việt Nhật Sakai - Nhật Bản, hai bên thống nhất hỗ trợ xây dựng và thực hiện thí điểm tổ chức khai thác, thu mua và xuất khẩu cá ngừ sang Nhật.

Để thực hiện dự án này, đầu tháng 1/2014, UBND tỉnh Bình Định cử 4 cán bộ sang Nhật tập huấn kỹ thuật đánh bắt và công nghệ bảo quản sản phẩm của Nhật. Sau đó, UBND tỉnh Bình Định tiến hành thí điểm mô hình mới, hỗ trợ lắp đặt 5 bộ thiết bị chính (gồm máy tạo xung và máy thu câu tự động) với chi phí khoảng 1,3 tỷ đồng cho 5 tàu cá thí điểm. Ngoài bộ thiết bị, các tàu còn được hỗ trợ nâng cấp hầm bảo quản với chi phí 150 triệu đồng.

Ông Hitoshi Kato, Hội trưởng Hội hữu nghị Việt - Nhật TP Sakai kiêm Chủ tịch HĐQT Kato office, khẳng định: “Mô hình hợp tác này được kỳ vọng rất nhiều, cả hai bên đều mong muốn sự thành công, chúng tôi hy vọng sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan. Chúng tôi có mối quan hệ với tỉnh Bình Định đến nay đã 3 năm, qua những lần giao lưu hợp tác, cả hai bên cùng thống nhất hợp tác với mục đích đưa cá ngừ đại dương Bình Định thành thương hiệu tại thị trường Nhật Bản. Muốn tăng thu nhập cho ngư dân phải tăng xuất khẩu cá ngừ đại dương. Đây chính là bước khởi đầu cho hợp tác lâu dài giữa hai bên”.

Mô hình thí điểm đánh bắt cá kiểu Nhật thực hiện được hai chuyến biển. Chuyến đầu tiên (tháng 6 đến tháng 7/2014), ngư dân chủ yếu thực hành các kỹ thuật được tập huấn.

Chuyến biển thứ hai (bắt đầu từ tháng 7 và cập cảng vào ngày 5/8), 4 tàu cá của ngư dân đánh bắt được 54 con cá ngừ đại dương (mỗi con có trọng lượng 50kg). Đây là thời điểm cuối vụ nên sản lượng cá ngừ đánh bắt thấp hơn trước.

Ngư dân Nguyễn Quê (42 tuổi, Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), chủ tàu BĐ-96776 TS, một trong 3 tàu cập bến trong chiều 5/8, chia sẻ: “Sản lượng vào cuối mùa nên không thể đánh giá thấp hay cao. Nhưng cách đánh bắt mới, thiết bị bảo quản mới thay đổi nhiều chất lượng cá ngừ đại dương, bà con có thể nhìn bằng mắt thường nhận ra sự thay đổi đó. Với dụng cụ, ngư dân không mất sức vùng vẫy với cá. Trước đây nếu câu một con cá ngư dân mất 30 phút mới đưa được cá lên bờ, bây giờ thời gian chỉ còn 5 phút, rút ngắn 6 lần. Cá trúng câu ngất dưới nước nên không mất sức quẫy đạp, thịt cá không bị chua hay giảm chất lượng...”.

Thu Dịu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI