Vì sao kỳ kinh nguyệt kinh khủng nhất của phụ nữ thường rơi vào tháng 1?

10/01/2018 - 20:00

PNO - Kỳ kinh nguyệt được đánh giá là tồi tệ nhất trong năm thường rơi vào tháng 1, bạn có biết lý do?

Hành kinh chưa bao giờ là vấn đề dễ chịu đối với chị em phụ nữ, nếu không ảnh hưởng đến sức khỏe (chẳng hạn như những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt) thì thời gian hành kinh cũng gây ra ít nhiều bất tiện trong sinh hoạt và khó chịu về cơ thể, ví dụ như gây căng cứng ngực, cơ thể trữ nước, mệt mỏi...

Theo Alisa Vitti, một chuyên gia về dinh dưỡng và hormone, thời kỳ kinh nguyệt gây đau đớn và khó chịu nhiều nhất rơi vào tháng 1, tháng đầu tiên của năm mới.

Vi sao ky kinh nguyet kinh khung nhat cua phu nu thuong roi vao thang 1?
 

Có hai nguyên nhân dẫn đến vấn đề này:

Đầu tiên, đó là do sự căng thẳng và kiệt sức sau kỳ lễ hội cuối năm

Các hoạt động như lễ hội, vui chơi giải trí, đi du lịch khiến cơ thể bạn phải sản xuất thêm cortisol, loại hormone gây căng thẳng cho cơ thể.

Khi phụ nữ bị căng thẳng, cơ thể họ sẽ giảm sản xuất progesterone để có thể tạo ra nhiều cortisol hơn, vì cả hai đều giống nhau về mặt phân tử. Tuy nhiên, progesterone là loại hormone cần có nhiều để bù đắp cho sự tăng đột biết của estrogen trong thời kỳ hành kinh.

Estrogen tăng cao trong kỳ kinh nguyệt chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu như tăng cân, căng thẳng, chuột rút, kiệt sức, sưng ngực, da xấu đi... Vì vậy khi cơ thể thiếu progesterone để cân bằng estrogen, phụ nữ sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực của giai đoạn hành kinh.

Hơn thế nữa, thiếu progesterone có thể làm trì hoãn quá trình rụng trứng, làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và làm bạn bị trễ kinh, càng gây nhiều căng thẳng cho cơ thể.

Nguyên nhân thứ hai là do thay đổi chế độ ăn uống

Sự thay đổi chế độ ăn uống trong kỳ nghỉ là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết. Để hệ thống nội tiết hoạt động bình thường, nó cần phải được cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng. Lượng vi chất dinh dưỡng này bị cạn kiệt bởi thức uống có cồn, cà phê, bánh ngọt hoặc các carbohydrate tinh chế, những thức mà chúng ta thường tiêu thụ quá nhiều trong các kỳ nghỉ.

Hậu quả của sự thay đổi chế độ ăn uống nói trên dẫn đến biến động lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Bên cạnh đó, tham gia quá nhiều hoạt động trong kỳ nghỉ cuối năm, cộng thêm thiếu ngủ cũng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn sẽ cảm nhận rõ tác động của những yếu tố này khi đến kỳ kinh tháng 1.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI