Vì sao bạn thường nghe tiếng 'rắc' khi xoay cổ?

11/11/2017 - 12:00

PNO - Mỗi lần bạn lắc cổ kêu răng rắc hay xoay cổ kêu lạo xạo mới cảm thấy thoải mái. Vậy âm thanh lắc cổ kêu rắc rắc ấy xuất hiện từ đâu? Liệu thói quen vặn cổ kêu có nguy hiểm?

Khi nhanh chóng nghiêng đầu về hai phía, bạn thường nghe thấy tiếng “rắc”, đó chính là do các khớp và dây chằng ở cổ được nới lỏng, tạo ra âm thanh tương tự như lúc xoay lưng, hông, mắt cá chân, hay ngón chân.

Vi sao ban thuong nghe tieng 'rac' khi xoay co?
Khi xoay khớp cổ, mọi người thường nghe thấy tiếng "rắc"

Nguyên nhân xoay cổ có tiếng kêu

Có 3 lý do chính dẫn đến âm thanh lạ lùng trên:

- Nổ bọt khí: Phần chất lỏng hoạt dịch giữa các khớp giúp xương và mô di chuyển trơn tru.

Cấu tạo cổ có nhiều khớp xương nhỏ ghép nối chạy dọc theo hai bên, mỗi mặt tiếp xúc giữa các khớp này có một khoảng trống chứa đầy chất hoạt dịch và khí.

Khi kết nối khớp bị kéo giãn, không khí được giải phóng nhanh ra ngoài dưới dạng bong bóng, tạo nên tiếng “póc” hoặc “rắc”.

- Chuyển động: Khi chuyển động khớp, các dây gân, dây chằng xê dịch và có thể tạo tiếng động khi quay trở về vị trí ban đầu. Do đó quay cổ có tiếng kêu.

Ngoài ra, dây chằng co lại khi khớp chuyển động cũng tạo ra âm thanh, giống như lúc bạn xoay mắt cá chân hoặc gập đầu gối.

Vi sao ban thuong nghe tieng 'rac' khi xoay co?
 

- Viêm khớp: Nếu bạn bị viêm khớp, sụn mất dần độ trơn gây ma sát, tạo ra tiếng động khi di chuyển.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Người bình thường không nên tự bẻ cổ khi nhức mỏi, vì dây thần kinh và mạch máu ở khu vực này rất dễ bị tổn thương. Thay vào đó, hãy áp dụng các bài tập yoga kéo dãn cơ vùng cổ. Trường hợp cảm thấy đau hoặc khó cử động, bạn nên đến bác sĩ.

Bác sĩ cơ xương khớp sẽ kiểm tra nguyên nhân và cố gắng khắc phục bằng các kỹ thuật, thao tác nhẹ nhàng, đúng cách.

Rủi ro và biến chứng

Bẻ khớp cổ là phương pháp thường dùng bởi các chuyên viên xoa bóp. Tuy nhiên, quá trình này có những rủi ro, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả lợi ích mà phương pháp này đem lại.

- Đột quỵ: Dù hiếm gặp, bẻ khớp cổ có thể làm rách động mạch, gián đoạn quá trình vận chuyển máu lên não, và gây ra đột quỵ Những người có thói quen bẻ cổ thường dễ bị đột quỵ trước tuổi 60.

- Tụ máu: Tương tự như lý do dẫn đến đột quỵ, tác động vật lý ở cổ có thể làm tách thành mạch máu, tạo nên khoảng trống, hình thành cục máu đông nguy hiểm.

- Viêm khớp: Bẻ khớp cổ tạo áp lực và làm tổn thương mô sụn bọc khớp, nếu thực hiện nhiều lần có thể dẫn đến viêm khớp kèm theo đau đớn và không thể chữa khỏi.

Vi sao ban thuong nghe tieng 'rac' khi xoay co?
Việc xoa bóp, bẻ khớp cổ cần được thực hiện bởi chuyên viên y tế, và bạn tuyệt đối dụng không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Yếu tố ảnh hưởng

Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo ra âm thanh khi cử động đầu, cổ. Lý do vì khi trẻ, các cơ bắp, dây chằng và xương vững chắc hơn, ít tạo ra ma sát hay khoảng trống. Mặt khác, các mạch máu cũng lão hóa dần theo thời gian, làm tăng nguy cơ vỡ động mạch.

Lợi ích từ việc bẻ, nắn khớp cổ

Dù phương pháp bẻ khớp cổ có nguy cơ làm tổn thương mạch máu, gãy xương, hoặc tổn thương thần kinh, khả năng xảy ra biến chứng là rất thấp và thường chỉ xuất hiện ở nhóm đối tượng có xương, dây chằng và cơ bắp suy yếu.

Vi sao ban thuong nghe tieng 'rac' khi xoay co?
 

Mặt khác, việc xoa bóp, kéo dãn cổ có thể giúp chỉnh hình cột sống và giảm đau. Các trường hợp cần trị liệu bằng xoa bóp cổ thường gặp nhất gồm: đau nửa đầu; đau mỏi cổ; đau lưng dưới.

Ngoài ra, những người bị đau nhức có thể áp dụng nhiều biện pháp khác đơn giản hơn như: dùng thuốc giảm đau; thay đổi giường, gối và tư thế ngủ; tập thể dục; chườm đá lạnh lên chỗ đau; hạn chế mang vác nặng.

Duy Minh (Theo Medical News Today)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI