Theo chân nhân viên Bệnh viện Từ Dũ đi xin sữa mẹ cho trẻ sinh non

08/04/2019 - 15:07

PNO - Theo chân các nhân viên Bệnh viện Từ Dũ đến xin sữa các sản phụ hiến tặng, chúng tôi mới thấy giật mình, hóa ra sữa mẹ, dù là sữa cho nhưng phải thật an toàn thì mới dám dùng cho trẻ sinh non.

Trên cửa một căn phòng tư vấn về vắt sữa mẹ tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM dán tờ giấy thông báo ghi rõ: “Quý thân nhân có nhu cầu hiến tặng sữa cho ngân hàng sữa mẹ xin vui lòng liên hệ phòng vắt và trữ sữa để được tư vấn cụ thể. Chúng tôi không nhận sữa mẹ hiến tặng khi chưa qua sàng lọc”.

Tò mò xem thử sữa mẹ mới vắt ra được bảo quản như thế nào, chúng tôi theo chân các tình nguyện viên của Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ đến nhà một mẹ tặng sữa vào sáng 8/4. 

Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non
Chị Nguyễn Thị Kim Huệ (28 tuổi, quận Bình Thạnh) là một trong số 13 bà mẹ đầu tiên hiến tặng sữa mẹ cho Ngân hàng sữa BV Từ Dũ (TP.HCM). Bế con trai 3 tháng tuổi trên tay, chị Huệ (28 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM) vui vẻ dẫn chúng tôi vào nhà. Hôm nay là ngày các tình nguyện viên của Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ đến đem sữa chị Huệ hiến tặng về bệnh viện.
Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non
Trước khi mở ngăn đá tủ lạnh – nơi bảo quản các chai sữa do người mẹ bảo quản, nữ hộ sinh Trần  Thị Thu Hiền - tình nguyện viên Ngân hàng sữa Bệnh viện Từ Dũ kiểm tra nhiệt kế bên ngoài. Các chai sữa của chị Huệ được bảo quản ở nhiệt độ âm 24 độ C, vượt xa so với nhiệt độ yêu cầu là bằng hoặc dưới âm 10 độ C.
Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non

Một trong những yêu cầu khi bảo quản sữa vắt tại nhà là phải trữ trong ngăn đá riêng biệt với thức ăn hoặc vật dụng khác. Luôn có thể biết được nhiệt độ bảo quản các chai sữa thông qua nhiệt kế bên ngoài. Nhiệt kế và những chai  đựng sữa đều là của Ngân hàng sữa mẹ cung cấp. 

Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non

Người mẹ cũng phải ghi chép rõ ràng ngày vắt sữa đầu tiên và ngày vắt cuối cùng cũng như nhiệt độ bảo quản sữa mỗi ngày. Người mẹ cũng phải xác nhận một loạt các thông tin như trong thời gian vắt sữa, không bị sốt, không bị nhiễm siêu vi, không tiếp xúc với người bị bệnh truyền nhiễm, không tiếp xúc với người hút thuốc, không bị nhiễm khuẩn ở vú,không uống bất kỳ loại thuốc nào, không uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn/tuần…

Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non
Trước khi mang chai sữa cho vào thùng giữ nhiệt, nữ hộ sinh cẩn thận sát khuẩn bàn tay, sau đó dùng khăn thấm cồn cẩn thận lau xung quanh chai sữa. 

Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non

Trong lần này, số chai sữa của chị Huệ hiến tặng là 17 chai, tương đương 2,2 lít sữa. 

Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non

Chị Nguyễn Thị Kim Huệ cho biết trong lần sinh con đầu tiên, chị là một trong những bà mẹ rơi vào tình cảnh không có sữa cho con bú. Lần sinh con mới đây, nỗi lo lắng nhất trong suốt thời kỳ mang thai của chị chính là về tình trạng không có sữa.

Nhưng thật kỳ lạ, sau khi sinh con, sữa mẹ cho em bé không chỉ đủ mà còn dư rất nhiều. Nhớ lại tình cảnh khốn khó của mình lúc trước, chị nhờ chồng liên hệ với Bệnh viện Từ Dũ để hiến tặng sữa. 

Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non
Vận chuyển sữa đến Ngân hàng sữa mẹ BV Từ Dũ. Trên đường di chuyển về lại bệnh viện, những chai sữa chưa qua xử lý của người mẹ cũng phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 0 độ C.
Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non
Sau khi chuyển về Bệnh viện Từ Dũ, những chai sữa của cùng một bà mẹ được gom lại thành một mẻ sữa để được thanh trùng. Bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh – Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ cho biết một mẻ sữa phải có ít nhất 6 lít sữa mẹ trở lên thì mới đưa vào máy thanh trùng sữa.
Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non
Mọi thao tác của nhân viên y tế khi chia sữa, đưa sữa vào chai sau khi rã đông đều được thực hiện trong buồng vô khuẩn có chiếu tia UV.
Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non
Tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng sữa Bệnh viện Từ Dũ nhận được khoảng 60 lít sữa thô. Trong đó, thanh trùng khoảng 20 lít sữa để dùng cho trẻ sinh non. Một mẻ sữa sau khi thanh trùng phải có kết quả âm tính khi xét nghiệm vi sinh thì mới có thể đem dùng cho trẻ sinh non.
Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non
Do phải thực hiện nhiều quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho sữa thanh trùng, gia đình có trẻ sinh non phải trả phí khi dùng sữa từ ngân hàng sữa. Cụ thể, 1ml sữa thanh trùng có giá khoảng 1.200 đồng. Tính trung bình, chi phí trong một ngày sữa cho cho trẻ sinh non uống dao động từ 40.000 đến 90.000 đồng.
Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non

Cho trẻ sinh non dùng sữa mẹ thanh trùng từ Ngân hàng sữa BV Từ Dũ. Mỗi trẻ sinh non sẽ được dùng sữa mẹ thanh trùng từ Ngân hàng sữa trong khoảng 1 tuần. Trong thời gian này, những bà mẹ không có sữa hoặc ra sữa ít sẽ được hướng dẫn cách tạo sữa để có thể nuôi con bằng sữa của mình, không phải dùng đến sữa từ ngân hàng.

Theo chan nhan vien Benh vien Tu Du di xin sua me cho tre sinh non

Trẻ sinh non đang được chăm sóc tại khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ. Các bác sĩ  cho biết sữa mẹ thanh trùng tốt hơn nhiều so với sữa công thức vì giúp trẻ sinh non tránh các bệnh viêm ruột hoại tử và các bệnh nhiễm trùng khác. Có tác dụng như vậy nên sữa mẹ thanh trùng trong ngân hàng sữa cũng như một loại thuốc quý.

Trong thời gian vận hành thử trước khi khai trương vào ngày 10/4 tới, 12 trẻ sinh non sau khi dùng sữa mẹ trong ngân hàng sữa trong 3-6 ngày đã có cải thiện tốt về sức khỏe.

Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ là ngân hàng sữa mẹ thứ 2 tại Việt Nam, sau Ngân hàng sữa mẹ tại Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng. Trong tương lai, Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ sẽ tiến tới phục vụ cho trẻ sinh non tại một số bệnh viện khác tại TP.HCM.

Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI