Tại sao trời nóng, uống nước đá… càng thêm nóng?

18/03/2017 - 13:01

PNO - Uống nước đá là thói quen của rất nhiều người miền Nam, nhất là khi thời tiết đang vào cao điểm mùa nóng.

Khi trời đang nắng nóng và khi cơ thể đang cảm thấy khát nước đến cháy khô cổ họng mà được uống một ly nước đá thì quá tuyệt! Nhưng tại sao uống 1 ly nước đá rồi vẫn tiếp tục muốn uống nhiều ly nữa vẫn chưa hết khát? 

Thật ra đây là kiểu uống nước giải nhiệt hoàn toàn sai! Nước đá sẽ không làm mát được cơ thể mà chỉ làm cơ thể càng nóng hơn như đổ thêm dầu vào lửa.

Trước hết nên hiểu rõ nguyên lý làm lạnh và nhiệt động học. Dưới tác dụng của chất làm lạnh, nó sẽ lấy nhiệt độ môi trường xung quanh rất nhanh. Vì vậy, khi chúng ta vừa tắm xong sẽ cảm thấy rất mát là do nước bay hơi lấy nhiệt độ làm giảm thân nhiệt.

Tai sao troi nong, uong nuoc da… cang them nong?
 


Nhiệt độ quá thấp của nước đá khi tiếp xúc với vùng miệng hầu họng làm mát tức thời vùng này làm hệ thần kinh trung ương phản ứng ngược lại. Khi đó hệ thần kinh của chúng ta tưởng thân nhiệt giảm nên truyền tín hiệu ra lệnh co mạch và bít kín lỗ chân lông ngoài da. Hậu quả là cơ thể không được tỏa nhiệt nên sau khi uống nước đá, cơ thể cảm thấy nóng hơn.

Và lại tiếp tục đi tìm nước đá… dẫn đến viêm họng.Tương tự, thói quen bình thường của hầu hết mọi người là khi đang nóng bức ai cũng muốn uống một ly nước đá lạnh cho đã khát. Nhưng thật ra, cách giải quyết cơn khát này chỉ ngay tức thì và sẽ hoàn toàn không đúng về cơ chế điều nhiệt làm lạnh của nhiệt động học.

Ngược lại, khi thời tiết đang nóng mà uống nước nóng mới đúng. Dù ban đầu rất nóng và khó chịu nhưng về sau lại giải phóng được cơn khát, làm mát cơ thể do nước nóng làm cơ thể đổ mồ hôi, đồng thời nước bốc hơi qua lỗ chân lông trên mặt da của cơ thể làm giảm thân nhiệt.

Kỹ sư Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI