Rò rỉ khí NH3: Chạy ngay hay đóng cửa lại?

11/10/2017 - 05:30

PNO - Nếu ngộ độc amoniac (NH3), lá phổi có thể bị tàn phá sau 5 ngày. Sau đây là hướng dẫn của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy về 3 cách tránh ngộ độc khí NH3.

NH3 làm bong tróc niêm mạc phổi

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng – Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM khuyến cáo: Bệnh viện này từng tiếp nhận một ca tử vong sau khi hít phải khí gas lạnh NH3. Đó là một vụ rò rỉ khí gas amoniac tại một cơ sở sản xuất nước đá.

Ro ri khi NH3: Chay ngay hay dong cua lai?

Công nhân thực hiện việc hàn xì lại ống dẫn gas bị rò rỉ amoniac không nghĩ luồng khí này có thể gây nguy hiểm khi họ chỉ bị những vết bỏng nhẹ ngoài da. Sau đó, trong số những công nhân nhập viện, có một người đã tử vong vì lá phổi bị hoại tử hoàn toàn do tác hại của khí amoniac (NH3). Trước đó, trong lúc hàn lại đường ống dẫn khí, ông hít phải loại khí độc này.

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp cho biết: “Khí NH3 sẽ làm tổn thương những mô mỏng ở cơ thể như giác mạc, niêm mạc. Hít NH3 vào phổi làm tổn thương phế nang nên sẽ có tình trạng khó thở. Tuy nhiên, có những trường hợp ban đầu không có biểu hiện bất thường nhưng sau 5-7 ngày, NH3 bắt đầu phá hoại làm bong tróc niêm mạc phổi, gây viêm phổi rất nặng và phổi dần bị hoại tử”.

Ro ri khi NH3: Chay ngay hay dong cua lai?
Một công nhân bị bỏng lạnh điều trị tại BV Chợ Rẫy. Người này sau đó đã không thể giữ lại được đôi chân

Chính vì thế, bác sĩ Hiệp luôn dặn mọi người trong khoa Phỏng – Tạo hình phải hết sức cảnh giác khi tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc khí NH3. Với những bệnh nhân này, dù bên ngoài không có tổn thương hoặc tổn thương nhẹ, phải giữ lại bệnh viện theo dõi khoảng 7 ngày.

Với những nạn nhân của vụ bỏng do khí gas lạnh NH3, họ sẽ được cung cấp thêm oxy vì khí NH3 khi vào máu đã chiếm giữ oxy trong máu, thậm chí liên tục nội soi để kiểm tra tình hình phổi.

Rò rỉ khí NH3, chạy ngay hay đóng cửa lại?

Trong 3 nạn nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM trưa ngày 10/10 trong vụ hít phải khí NH3, có đến 2 người dường như đã có cách xử trí không đúng.

Ro ri khi NH3: Chay ngay hay dong cua lai?

Theo lời kể của chị Huỳnh Thị Hường, khi nhìn thấy có hiện tượng rò rỉ đường ống dẫn khí gas lạnh làm từ khí NH3, chị Hường và anh Thạch Sanh đã mở toang cửa chạy ra ngoài. Lúc này, cả hai người gần như phải hít trọn khí NH3 đang lan ra nhanh chóng. Hiện tại, nạn nhân Thạch Sanh đang trong tình trạng suy hô hấp, phải nằm phòng hồi sức cấp cứu. Chị Huỳnh Thị Hường bị tổn thương mắt và bị khàn cổ - một trong những dấu hiệu của ngộ độc khi hít phải khí NH3.

Bác sĩ Đặng Vũ Thông, Phó khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến cáo: Khi bị tiếp xúc với một lượng lớn amoniac NH3, người dân nên xử trí như sau:

- Nhanh chóng di chu Nếu amoniac bị rò rỉ trong nhà, bạn hãy đi ra ngoài. Nếu tai nạn về amoniac xảy ra ở bên ngoài, bạn hãy ở trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ, tắt máy điều hòa nhiệt độ.

 Tránh cởi áo qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Nếu có thể, áo chui đầu nên cắt bỏ. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng túi lại để tránh gây nhiễm thêm cho bạn và những người khác. Để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.

- : Rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước, tháo bỏ kính sát tròng, rửa kính sạch với xà phòng và nước trước khi đeo. Không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da.

Ro ri khi NH3: Chay ngay hay dong cua lai?
Một nạn nhân nguy kịch sau khi hít phải khí NH3 trong vụ rò rỉ khí gas lạnh tại huyện Bình Chánh, TP.HCM sáng 10/10/2017.

Vụ rò rỉ khí NH3 xảy ra vào sáng 10/10 tại một trạm sang chiết gas lạnh của Công ty Vĩnh Lộc tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh. Nguyên nhân ban đầu được cho là trong quá trình chiết gas lạnh từ xe bồn vào hệ thống của trạm, đường ống dẫn khí gas bị rò rỉ ra bên ngoài.

Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI