Những lưu ý giúp bạn không bị kẻ xấu thôi miên

18/08/2018 - 18:00

PNO - Thôi miên có thật không? Mọi người thường nghĩ thôi miên là việc đưa ai đó vào trạng thái vô thức. Nhiều nạn nhân bị lừa đảo khẳng định họ bị thôi miên; nhưng thực tế bạn chỉ bị thôi miên nếu tự nguyện.

Theo thần thoại Hy Lạp, Hypnos là thần ngủ sống trong một hang động, bao quanh bởi những cây thuốc phiện và thực vật gây mê khác.

Vào năm 1842, bác sĩ phẫu thuật người Scotland tên James Braid đặt ra thuật ngữ 'hypnotism' để mô tả quá trình mà con người được đưa vào trạng thái giống như vô thức, do tập trung thị giác và tinh thần vào một vật thể duy nhất.

Thực tế, thôi miên là hiện tượng tâm lý đặc biệt được áp dụng trong thực hành lâm sàng. Hiểu theo cách đơn giản, thôi miên là trạng thái chú ý hoặc tập trung cao độ, thường gắn liền với sự thư giãn cao.

Trong trạng thái thôi miên, đa số mọi người cởi mở hơn với những gợi ý, lời đề nghị từ người khác mà bình thường họ dễ dàng từ chối.

Nhung luu y giup ban khong bi ke xau thoi mien
Những kẻ lừa đảo tạo sự tin tưởng và sử dụng kẽ hở nhận thức để đưa nạn nhân vào trạng thái thôi miên.

Về mặt tích cực, liệu pháp thôi miên có thể giúp bạn tư duy lạc quan, tăng tính kỷ luật và tự giác, chẳng hạn như giảm triệu chứng đau, căng thẳng và lo âu.

Việc sử dụng lâm sàng thường xuyên nhất của thôi miên bao gồm phá vỡ thói quen xấu, khắc phục chứng mất ngủ, nhớ lại những trải nghiệm bị lãng quên, và như liều thuốc gây mê để kiểm soát cơn đau.

Ngược lại, nhiều người cho rằng họ bị thôi miên thông qua các cuộc gọi điện thoại, hoặc gặp nhầm kẻ lừa đảo, sau đó tuân theo yêu cầu chuyển tiền cho các tài khoản ảo, hoặc mua những món vô giá trị một cách khó giải thích.

Một bật mí trái ngược với điều mọi người vẫn nghĩ, nạn nhân bị thôi miên hoàn toàn kiểm soát được bản thân, sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì mà thông thường họ cảm thấy sai trái.

Thật vậy, một người có thể được thư giãn đến mức mơ mộng, nghe theo lời đề nghị của ai đó, nhưng họ vẫn giữ lại chút nhận thức và không thể bị ép buộc làm điều gì đó chống lại ý muốn của họ.

Nhung luu y giup ban khong bi ke xau thoi mien
Thôi miên có thể được dùng như biện pháp chữa trị tâm lý.

Bạn chỉ có thể bị thôi miên nếu muốn hoặc cho phép kẻ xấu lợi dụng lòng tin, trừ phi bạn bị đánh gây choáng, sốc hoặc cho sử dụng chất gây ảo giác.

Ngoài ra, không phải ai cũng dễ bị thôi miên. Một số người dường như sở hữu đặc điểm "dễ thôi miên", với mức độ thay đổi đa dạng giữa mỗi cá nhân. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn không dễ rơi vào kế hoạch “thôi miên” của kẻ xấu:

- Thôi miên ép buộc không thể tác dụng lên những người thiếu tin tưởng, vì bản chất của thôi miên dựa trên sự tự nhận thức và khai thác nỗi sợ.

- Hãy cảnh giác những người lạ đến bắt chuyện, vì muốn thôi miên họ cần thuyết phục bạn tin tưởng thông qua giao tiếp ngôn ngữ.

- Đừng lắng nghe những người lạ đến vỗ vai bạn, vì việc chú ý đến lời họ nói phần nào tạo kẽ hở nhận thức, tương tự như cách bạn chăm chú nhìn vào con lắc. Thủ đoạn này rất thường gặp khi nạn nhân cố gắng chú tâm vào lời nói từ người ngoại quốc và quan sát họ đổi tiền.

- Hãy giữ cho tâm trí bận rộn ở nơi đông người, những khoảnh khắc “lơ mơ” rất dễ biến bạn thành con mồi cho kẻ lừa đảo.

- Cẩn thận trước những cơn chóng mặt, buồn nôn, choáng váng hay tức ngực bất chợt ở nơi công cộng, bạn có thể cầu nguyện để xua tan cảm giác tiêu cực này.

- Nếu bạn là một người dễ tin tưởng, hãy cố gắng đi cùng bạn bè hoặc người thân khi đến những nơi xa lạ.

- Cẩn thận trước những người tập trung xung quanh bạn mà không vì bất kỳ lý do nào rõ ràng.

- Nếu bạn cảm thấy đang dần rơi vào trạng thái “mờ mờ ảo ảo”, hãy ra lệnh cho bản thân tỉnh dậy như lúc gặp ác mộng.

Tấn Vĩ (Theo Psychology Today)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI