Người mẹ già gần 10 năm nhặt ve chai, bán vé số nuôi con suy thận

13/03/2019 - 07:04

PNO - Bà Út uống vội hớp nước, với giấy thùng che chắn chiếc xe lăn nhỏ rồi chạy quanh bệnh viện bán nốt những tờ vé số cuối cùng để kịp chuyến xe buýt cho con gái về nghỉ ngơi, 18 năm nay bà luôn tất bật.

Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than

Nhắc đến bà Nguyễn Thị Út (66 tuổi, nhà ở Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương), ai biết đến cũng tỏ ra cảm phục. Gần 10 năm qua, người ta luôn thấy người phụ nữ nhỏ xíu hết nhặt ve chai đến bán vé số, lay hoay đẩy xe cho bệnh nhân tại khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM.

Hơn ai hết, bà Út hiểu rõ nỗi khó khăn của người mắc bệnh suy thận mạn tính, bởi trong những người bất hạnh ấy có con gái của bà – chị Nguyễn Thị Như Tâm.

Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than

Tuy đã 28 tuổi, nhưng hơn một nửa cuộc đời của chị gắn liền với bệnh viện. Nhớ lại khoảng thời gian qua, bà Út trầm ngâm, bà không có quê, từ nhỏ đã theo cha lên xuồng dọc con sông ở miền Tây.

Lớn lên có chồng, gom đồ chuyển sang con thuyền khác. Cứ trôi đến đâu vợ chồng bà thả neo bán hàng ở đó, lênh đênh cho đến khi bà có hai đứa con.

Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than

Bà Út nói: “Thằng anh thất học rồi, nên khi thuyền đến tỉnh Bình Dương, tôi nói với chồng thôi lên bờ cho đứa nhỏ đi học. Tôi gom tiền mua miếng đất, dựng căn nhà rồi đưa con đến trường. Tuy con Tâm sinh ra chỉ có một quả thận bên trái, bệnh tật rầy rà hoài nhưng học cũng khá lắm, không bỏ buổi nào, thấy mừng. Đến khi nó học lớp 5 thì té xỉu, đưa vô bệnh viện, bác sĩ nói nó bị bệnh thận”.

Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than

Bà Út không biết suy thận mạn tính là bệnh gì, chỉ thấy đêm đêm chị Tâm sốt cao, đau nhức khắp người, nằm được mươi phút lại phải ngồi dậy, thở dốc từng hồi.

“Vừa chào đời nó đã bệnh suốt, cứ ôm vào ôm ra bệnh viện đến năm nó 3 tuổi. Tưởng dứt hết rồi, 4 tuổi nó bắt đầu viêm phổi, bị thận xỉu lên xỉu xuống tới 10 tuổi thì bệnh luôn đến bây giờ. Bao nhiêu tiền bạc, nhà cửa tôi bán hết để trị bệnh cho con mà bác sĩ nói bệnh của nó không khỏi được. Có mấy người thấy tôi khổ quá kêu tôi dẫn nó đi chỗ lạ bỏ đi, nhưng con mình sinh ra làm sao bỏ được…”, bà rưng rưng.

Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than

Từ khi chị Tâm đổ bệnh, những thứ có giá trị nhất trong ngôi nhà nhỏ… ra đi theo mỗi đợt điều trị. Lúc chị Tâm được 16 tuổi, cũng là lúc mạng sống của chị được níu kéo bằng chạy thận nhân tạo.

Cứ thứ 3-5-7 hàng tuần, 4g sáng, chị phải đi 2 tuyến xe buýt, từ Bình Dương đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM lọc máu, nhiều lần chị Tâm ngất xỉu do biến chứng của bệnh trong khi lọc máu. Có những buổi, bác sĩ vừa tháo ống truyền, chị đã thở dốc mỏi mệt.

Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than
Một lần đi xe buýt về nhà, bà Út nghe người ta nói bà có thể tặng thận cho chị Tâm nên mừng lắm: “Trước đó tôi có hỏi bác sĩ rồi nhưng bác sĩ nói thận tôi với con Tâm không tương thích. Nhưng một số người lạ tiếp cận tôi nói ở nơi khác ghép được nên tôi chạy về nhà sang lại gian hàng trái cây để chữa bệnh cho con. Cả tin, tôi đưa hết tiền cho họ, rồi họ đi mất tiêu”.
Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than
Bà Út cho rằng bị lừa cũng… may, nhờ thất nghiệp mà bà nhiều lần cứu kịp con gái khi chị Tâm nghĩ quẫn, treo người lên cây cột nhà, nhảy xuống mé sông, hay cả lần bà ôm kịp chị lúc con gái nhào ra làn xe trước mặt. 
Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than
Mất kế mưu sinh, gia đình bà Út rơi vào bế tắc. Biết được hoàn cảnh của bà Út, các bác sĩ khoa Thận nhân tạo hỗ trợ các chi phí thuốc thang, Tâm chỉ đóng 2,8 triệu đồng tiền lọc thận mỗi tháng nhưng số tiến đó vẫn quá lớn đối với gia đình. Cả nhà bà xin gia công đính cườm, cắt chỉ thừa quần áo... với giá 300 đồng/cái, mỗi ngày cả nhà làm được tầm 50 cái.
Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than
Để những lần lọc máu của con không bị gián đoạn, gần 10 năm nay, sau khi chị Tâm vào phòng lọc máu, bà Út tranh thủ chạy đi nhặt ve chai, bán 50-100 tờ vé số. Bà nhẩm tính: “Mỗi tờ vé số bán ra có 1.000 đồng tiền lời, thêm 30.000 đồng tiền bán ve chai. Nếu Tâm không lên cơn mệt, có thể ngồi chờ tôi bán đến chiều tối thì một ngày kiếm khoảng 130.000 đồng. Nhưng ngày xưa còn có nhiều đồ ve chai, bây giờ người ta đi nhặt cũng nhiều lắm, nên bán cả vé số và ve chai được 90.000 đồng là vui lắm rồi”.
Nguoi me gia gan 10 nam nhat ve chai, ban ve so nuoi con suy than
Có ai đi suốt mà không mỏi chân, nhưng bà Út không muốn nghỉ ngơi, cái vòng lẩn quẩn của bệnh tật, mưu sinh khiến bà không thể ngồi yên, càng nghe tiếng tít... tít... của máy lọc, bà lại càng chạy đua với thời gian nhiều hơn, bởi với bà, con gái dù có bệnh tật cũng là tài sản quý giá nhất mà bà có được.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI