Mùa tựu trường, cha mẹ nên biết những bệnh có thể lây nhiễm chéo nơi công cộng

31/08/2017 - 09:00

PNO - Những ngày cuối tháng 8 đầu tháng 9, các cấp học trên cả nước đang hân hoan bước vào năm học mới. Bên cạnh niềm vui tựu-trường, các bậc phụ huynh còn lo canh cánh về những căn bệnh có thể tấn công trẻ bất cứ lúc nào.

“Khi trẻ bắt đầu nhập học cũng là thời điểm đáng lo ngại bởi lúc này thường vào cuối mùa mưa, nhiều dịch bệnh rơi vào thời kỳ “đỉnh dịch”, có thể bùng phát, nhanh chóng tăng cao như tay chân miệng, sốt xuất huyết… Ngoài ra, nhiều trẻ tập trung tại trường có thể tạo cơ hội cho bệnh lây lan, nhất là cảm cúm, nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ, sốt phát ban…” - BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 (TPHCM) cho biết.

Mua tuu truong, cha me nen biet nhung benh co the lay nhiem cheo noi cong cong
 

Dưới đây là một số bệnh có thể lây nhiễm chéo mà trẻ dễ mắc phải, cha mẹ nên lưu ý để giúp trẻ khỏe mạnh, vui tươi trong mùa tựu trường năm nay nhé!

Sốt xuất huyết

Nếu như mọi năm, bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện vào tháng 9 trở đi thì năm nay tới sớm hơn 4 tháng. Tính đến tháng 8, cả nước ta ghi nhận 90.626 ca mắc, trong đó có 24 trường hợp tử vong.

Mặc dù bệnh không lây trực tiếp từ người qua người nhưng nếu trong trường học có muỗi vằn thì nó có thể đốt người mắc bệnh và truyền bệnh cho người khác, vì thế còn muỗi là còn sốt xuất huyết. 

“Để phòng ngừa sốt xuất huyết, đối với nhà trường cần kiểm tra tất cả những nơi có chứa nước như bể nước dự trữ, bể nước cứu hỏa, vệ sinh hằng tuần và thu gom rác sạch sẽ, lật úp các dụng cụ không chứa nước để muỗi không còn chỗ sinh sản, trú ngụ. Bên cạnh đó, cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của giáo viên, cán bộ, học sinh, sinh viên…

Đối với các phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc trẻ kỹ hơn, nếu trẻ sốt cao uống thuốc hạ sốt không hiệu quả kèm theo hiện tượng phát ban, đau mỏi khớp, cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ có hướng xử trí kịp thời. Nếu trẻ bị sốt xuất huyết được chỉ định theo dõi tại nhà, cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn” - BS Khanh cho biết.

Tay chân miệng

Mua tuu truong, cha me nen biet nhung benh co the lay nhiem cheo noi cong cong
 

Rửa tay sau khi chơi và trước khi ăn giúp trẻ tránh các bệnh lây nhiễm chéo

Theo BS Khanh, đây là căn bệnh có rất nhiều nguy cơ lây lan trong trường học, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo bởi bệnh lây trực tiếp qua đường phân - miệng.

Hiện, bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó phụ huynh cần theo dõi kỹ, nếu trẻ nôn ói nhiều, ăn uống kém, lở miệng… thì nên nghĩ ngay đến tay chân miệng và đưa trẻ vào bệnh viện. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, phụ thuộc vào máy thở.

Lưu ý, khi trẻ nổi nốt ban, không nên bôi bất cứ loại thuốc gì, nhất là thuốc rơ miệng có thành phần thuốc tê sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Để phòng ngừa bệnh, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, nấu nướng, sau khi đi vệ sinh và sau khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, nên khử trùng đồ chơi của trẻ, tay nắm cửa trong nhà…

Bệnh đường hô hấp

Thời tiết thay đổi là yếu tố khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, cúm, viêm mũi họng, viêm phổi. Bệnh có thể bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu sốt trong vài ngày, kèm theo chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, có khi kèm theo đau họng, nuốt khó, nuốt đau.

Nếu chỉ bội nhiễm khuẩn do siêu vi sẽ tự khỏi sau 4-5 ngày. Cần theo dõi vì bệnh hay tiến triển thành viêm phổi rất nguy hiểm trong thời gian ngắn. Ngoài ra, cha mẹ không nên “sưu tầm” đơn thuốc từ các phụ huynh khác để trị cho con mình.

BS Khanh khuyên: “Để phòng bệnh cho trẻ, cần tạo một môi trường sạch sẽ, thoáng đãng, thường xuyên rửa tay xà phòng khi chăm sóc trẻ. Vì bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp nên bố mẹ cần dạy trẻ che miệng khi ho, rửa tay sạch sẽ và không cho trẻ dùng chung bát, ly uống nước với người khác. Nếu chẳng may mắc các bệnh lây qua đường hô hấp thì nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan”.

Đau mắt đỏ

Mua tuu truong, cha me nen biet nhung benh co the lay nhiem cheo noi cong cong
 

Đây là bệnh thường gia tăng mạnh vào mùa mưa và lây lan nhanh trong môi trường tập trung đông người. Trẻ mắc bệnh đau mắt đỏ thường có triệu chứng cộm mắt, ngứa, chảy nước mắt.

Khi thấy các biểu hiện trên cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và chỉ định điều trị, không nên tự ý pha nước muối để rửa mắt vì nếu nồng độ nước muối không phù hợp có thể gây bỏng rát mắt.

Để phòng ngừa bệnh, tốt nhất là phải giữ vệ sinh thật tốt bằng cách không dụi mắt, rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng. Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.

Cách chăm sóc trẻ ốm tại nhà:

- Khi trẻ nhiễm các bệnh lây nhiễm chéo, nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan thêm.

- Hạ sốt, giảm đau: Khi trẻ sốt nhẹ, cho trẻ mặc quần áo mỏng và thoáng. Uống thuốc paracetamol liều 10mg/kg mỗi 6 giờ trong 1-2 ngày hoặc khi sốt trên 38 độ C.

- Rửa tay bằng xà bông. Dạy trẻ che miệng khi ho, khi hắt hơi nhảy mũi và không khạc nhổ bừa bãi. Nhỏ nước muối 0,9% vào mũi ngày 5-6 lần.

- Cho trẻ uống nhiều nước. Tăng cường dinh dưỡng để làm tăng sức đề kháng cho trẻ.

 

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mua tuu truong, cha me nen biet nhung benh co the lay nhiem cheo noi cong cong

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Ánh Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI