Giảm đau, buốt răng, sâu răng chỉ với hai loại nước tự chế tại nhà này

03/09/2016 - 11:00

PNO - Đau, buốt răng thường gây nhiều cơn đau nhức dai dẳng khó chịu, nhất là vào buổi tối, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần làm việc của bạn.

Sâu răng khiến răng bị lung lay, thậm chí không thể ăn được và kèm theo là phát sốt và sưng đau cả ở phía ngoài mặt… ảnh hưởng đến sức khỏe và chế độ sinh hoạt của bệnh nhân.

Chị Trần Thị Hoa (25 tuổi, Hà Đông, Hà Nội), có một thời gian bị những cơn đau buốt răng hành hạ đến nỗi không ngủ được : “Nhiều lúc chỉ muốn khóc vì bị đau răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhưng không hiểu sao mình lúc nào cũng bị đau, buốt răng hành hạ đến tận óc, việc ăn uống vô cùng khó khăn, ăn gì cũng không thấy ngon.

Đi khám chữa ở nha khoa, bác sĩ kê cho một loại nước súc miệng, kèm thuốc uống giảm đau nhưng sau một thời gian tình trạng lại tái phát, bình thường mình chỉ đau 1-2 ngày là đỡ, nhưng có lần mình đau nửa tháng trời, khiến mình phải nghỉ làm vài hôm , vì đi cũng không có tâm trạng làm việc”.

Tình trạng cứ kéo dài như vậy khiến chị cảm thấy khó chịu trong thời gian dài, nhưng may mắn chị Hoa đã tìm được ra giải pháp hữu hiệu.

Giam dau, buot rang, sau rang chi voi hai loai nuoc tu che tai nha nay
Chè khô, cây lược vàng, rượu trắng

“Mình có quen một anh làm bên Đông y, có hôm rảnh đến nhà anh chơi, kêu than đủ kiểu về tình trạng của mình, anh ấy có bảo mình về lấy chè ngâm rượu hoặc lấy cây lược vàng ngâm rượu, mỗi ngày ngậm 2-3 lần sẽ đỡ sâu răng, đau buốt răng.

Nghe anh, mình về nhà làm theo ngay, các nguyên liệu cũng khá dễ kiếm, cây lược vàng thì bố mình ở quê cũng có trồng, mình nhờ người gửi nên cho một ít để ngâm rượu”, chị Hoa nói.

Chỉ sau một tháng chị Hoa sử dụng nước điều trị bệnh đau buốt, sâu răng tự chế tại nhà, chị cảm thấy răng trở nên chắc khỏe, không hay bị ê buốt.

“Mình cảm thấy rất vui khi phương pháp đơn giản như vậy lại chữa khỏi được bệnh đau, buốt răng quanh năm, mình không con phải dùng đến các loại thuốc giảm đau, hay các loại súc miệng chuyên dùng nữa, giờ đây mình đã sở hữu hai chai nước súc miệng hàng ngày, vừa làm trắng răng, vừa trị được bệnh. Dù đã khỏi nhưng mình vẫn sử dụng thường xuyên nhưng cường độ giảm đi, hiện tại mình chỉ sử 1 lần/ngày vào buối sáng, sau đó đánh răng bình thường, coi đó là nước súc miệng tự nhiên hàng ngày”.

Phương pháp chế hai loại nước súc miệng trị đau, buốt răng, sâu răng được chị Hoa chia sẻ cụ thể như sau:

Phương pháp 1: Chè khô ngâm rượu

Chuẩn bị 0,5g chè khô, nên chọn chè Thái Nguyên để đảm bảo chất lượng.

Nửa lít rượu trắng, các loại rượu có độ cồn vừa phải ( khoảng 20 độ). Một chai nhựa hoặc thủy tinh.

Giam dau, buot rang, sau rang chi voi hai loai nuoc tu che tai nha nay
Chè khô ngâm rượu

Hòa hai hỗn hợp lại với nhau , để khoảng 1 ngày để chất trong chè hoa tan hết vào rượu, sau đó vớt hết bã chè ra lấy nước rượu hòa với chè súc miệng.

Giam dau, buot rang, sau rang chi voi hai loai nuoc tu che tai nha nay
Mỗi sáng súc miệng bằng nửa cốc chè ngâm rượu

Mỗi lần chỉ lấy một lượng nhỏ, tầm một nửa chén nhỏ, súc miệng khoảng 2-3 phút. Phần còn lại cất vào tủ lạnh dùng dần.

Phương pháp 2: Cây lược vàng ngâm rượu

Chuẩn bị 7 lá, 2 thân của cây lược vàng lá to, già, nửa lít rượu trắng.

Rửa sạch, để ráo sau đó cắt lá cây lược vàng thành hình chữ nhật dài 2-3 cm, thân cây làm tương tự.

Lấy toàn bộ lá cây và thân cây bỏ vào nửa lít rượu đã được chuẩn bị sẵn, để từ 3 tuần – 1 tháng là dùng được.

Giam dau, buot rang, sau rang chi voi hai loai nuoc tu che tai nha nay
Cây lược vàng ngâm rượu

Chúng ta có thể sử dụng luân phiên nhau, hết lọ nước ngâm bằng chè khô, thì chúng ta đã có sẵn lọ thứ hai là cây lược vàng ngâm rượu.

Theo các chuyên gia thì cây lược vàng có chứa các chất có hoạt tính sinh học bao gồm flanovoid, steroit, và nhiều khoáng tố vi lượng, có lợi cho sức khỏe. Chất flanovoid có vai trò như vitamin P, có khả năng làm bền mạch máu, và tăng tác dụng giảm đau.

Sử dụng cây lược vàng ngâm rượu, hay chè ngâm rượu là một phương pháp hiệu quả để giảm tình trạng đau buốt răng, tuy nhiên không thể chữa trị triệt để được chứng sâu răng. Chính vì vậy, nên đến trung tâm nha khoa sớm để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân đau răng, mức độ đau răng, biện pháp xử lý đau răng ra sao cho hiệu quả nhất.

Cổ Cồn Trắng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI