Dùng tinh dầu thiên nhiên đúng cách

26/07/2016 - 08:41

PNO - Tinh dầu thiên nhiên (essential oil) còn được gọi là dầu nguyên chất, thu được thông qua việc chưng cất hoặc ép lạnh từ thực vật bao gồm cây, hoa, quả trong thiên nhiên và có mùi hương đặc trưng.

Tinh dầu thiên nhiên được dùng trong việc làm đẹp, xua tan căng thẳng, mệt mỏi, làm phấn chấn tinh thần. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tinh dầu như tinh dầu bưởi, cam, chanh, trà xanh, bạc hà, oải hương… Để mua được tinh dầu thiên nhiên thực sự, bạn nên cân nhắc vì có thể nhầm lẫn với hương liệu thơm fragrance oil. Nếu được, có thể tự làm tại nhà tùy theo sở thích.

Khác với dầu hương liệu thơm chỉ có tác dụng tạo mùi hương, loại tinh dầu này có thể tạo ra cảm xúc tích cực, giúp kiểm soát chế độ ăn uống, làm sạch không khí trong nhà, chữa bệnh, chăm sóc da nên được sử dụng với nhiều cách khác nhau, từ xông, hít đến bôi ngoài da, massage. Chính vì những công dụng đậ m chất thiên nhiên và nhiều cách dùng, tinh dầu rất được lòng nhều bà mẹ có con nhỏ.

Dung tinh dau thien nhien dung cach
Tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất từ nhiều loại cây khác nhau - Ảnh: Internet

Ngày càng nhiều bà mẹ tìm kiếm phương pháp tự nhiên, hữu cơ, an toàn và không độc hại để chăm sóc con nên tinh dầu thiên nhiên là giải pháp khá ổn. Dù là liệu pháp thiên nhiên, dễ sử dụng, hầu như không cần bác sĩ kê đơn, tinh dầu thiên nhiên vẫn có thể không an toàn, gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và cả người lớn nếu bất cẩn.

Nhiều bà mẹ lạm dụng tinh dầu thiên nhiên cho con mình. Từ việc trẻ bị dị ứng theo mùa, côn trùng cắn đến đau bụng, họ đều dù ng tinh dầu thiên nhiên. Trẻ nhỏ khá nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên khi tiếp xúc với tinh dầu có thể dẫn đến kích ứng da. Một số gia đình dùng tinh dầu để chữa bệnh suyễn cho trẻ mà không biết tác hại của nó. Khi tinh dầu thiên nhiên cà ng trở nên phổ biến đối với các bà mẹ thì các chuyên gia cà ng lo ngại về độ an toàn nếu sử dụng không đúng cách.

Nếu thoa tinh dầu gần miệng, mũi hoặc thoa vào nướu khi mọc răng sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Khi nuốt hoặc hít thở quá nhiều tinh dầu, trẻ rất dễ phát bệnh viêm phổi. Tinh dầu tan trong chất béo nên có thể đượ c hấp thu trực tiếp hoặc thụ động vào ruột và đi vào não. Hiếm hơn, nhưng cũng cần cân nhắc, là một số loại tinh dầu chứa thành phần có khả năng gây ngộ độc thần kinh, co giật hoặc thở chậm. Nên dùng máy, đèn xông (diff user) để khuếch tán tinh dầu hoặc thoa lên bàn chân của trẻ sẽ an toàn hơn. Dùng tinh dầu cho trẻ sao cho an toàn?

* Lựa chọn khôn ngoan.

Khi mua tinh dầu, nên lựa chọn các sản phẩm có thông tin đã được thử nghiệm độc lập từ phòng thí nghiệm không thuộc công ty đó. Hãy chắc chắn rằng, sản phẩm tinh khiết 100%, chiết xuất tự nhiên, nguyên chất (không chứa hóa chất, thành phần nhân tạo).

* Nắm rõ mục đích sử dụng.

Chẳng hạn, nếu dùng để dỗ giấc ngủ cho trẻ, hãy đặt một chiếc gối có mùi oải hương nhẹ trong phòng trẻ (không đặt trong nôi, cũi của trẻ). Nếu không chắc chắn loại tinh dầu nào phù hợp cho mục đích của bạn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước và luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

* Thử trước khi dùng cho trẻ.

Nếu một số loại tinh dầu có mùi mạnh hoặc hăng (như quế, bạc hà, rau thơm oregano) làm bạn khó chịu, nó cũng sẽ quá nặng đối với con bạn. Quan sát thái độ, phản ứng của trẻ khi dùng tinh dầu. Tuyệt đối không để cho tinh dầu trực tiếp đi vào bên trong cơ thể qua miệng, mắt hay gần đường hô hấp và cũng không thoa dầu lên tay chân trẻ.

* Pha loãng tinh dầu.

Trước khi sử dụng, pha loãng tinh dầu theo hướng dẫn nhà sản xuất. Nguyên tắc chung là một giọt tinh dầu với một muỗng canh dầu nền (carrier oil) như dầu dừa, dầu ô-liu… (tỷ lệ 1:3).

* Bảo quản đúng cách.

Nên bảo quản tinh dầu trong lọ thủy tinh, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và xa tầm tay trẻ em.

Nguyễn Khanh (Theo Foxnews, Livestrong, youngliving)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI