Điều trị vô sinh - hiếm muộn khó hay dễ?

04/07/2016 - 07:12

PNO - Bệnh viện (BV) Hùng Vương vừa tổ chức lễ kỷ niệm 12 năm thành lập khoa hiếm muộn trong không khí hân hoan của cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Điểm đặc biệt của buổi lễ là sự xuất hiện khỏe mạnh, tự tin của gần 100 em bé ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Không khó, vì có niềm tin

“Thành tích học tập của con thế nào?”, “Dạ, chỉ tạm ổn chứ chưa tốt lắm ạ”, “Tạm ổn là sao con?”, “Dạ, tạm ổn là con đạt học sinh giỏi ba năm liền”. Cả khán phòng chưa hết bất ngờ với đối đáp tự nhiên và tự tin của cô bé tám tuổi, thì người dẫn chương trình dặn dò bé cố gắng học giỏi hơn nữa, bé đã lễ phép: “Dạ, con cảm ơn những lời động viên của cô”.

Tiếng vỗ tay và tiếng xì xào xen lẫn: “Đó, thụ tinh trong ống nghiệm mà thông minh chưa kìa”. Giọt nước mắt xúc động, hạnh phúc lăn dài trên má chị Trần Thị Thái Kim Hoàng - mẹ bé. Có con là giấc mơ mà chị Hoàng tưởng không bao giờ với tới, nào ngờ y học nhiệm màu lại cho vợ chồng chị cô con gái xinh xắn, thông minh. Từ lúc mới sinh con đến khi bé Ngân Hà được ba tuổi, chị vẫn thường xuyên... nhéo nhẹ con trong lúc bé ngủ - vì chị sợ mình đang mơ.

Chị Hoàng kết hôn năm 2002, liên tục phẫu thuật polyp tử cung, u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, dính lòng tử cung. Những bệnh lý này đã tước đi khả năng làm mẹ của chị. Chị đến nhiều bệnh viện, phòng khám từ Tây y đến Đông y; vay mượn, bỏ ra số tiền lớn để “thử” nhưng đều không có kết quả. Dù tuyệt vọng, chị vẫn không từ bỏ giấc mơ có con. Chị tìm đến BV Hùng Vương, cũng nhận được cái thở dài “trường hợp chị quá khó”, nhưng chị và BS đều quyết “thử”. Và kết quả thật mỹ mãn, Hoàng có em bé ở tuổi 37 trong sự vỡ òa không chỉ của gia đình, mà còn của tập thể khoa Hiếm muộn.

Không khó, vì có kỹ thuật hiện đại

Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh-hiếm muộn. Ở phụ nữ thì bị buồng trứng đa nang, tổn thương tắc, ứ dịch vòi trứng, lạc nội mạc tử cung… Ở nam giớ i thì tinh trùng ít, yếu và dị dạng hoặc không có tinh trùng… Y học đã có rất nhiều kỹ thuật để giúp các cặp vợ chồng vô sinh-hiếm muộn toại nguyện. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia hàng đầu về điều trị hiếm muộn với những kỹ thuật như: phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI), phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và hiện nay là phương pháp nuôi trưởng thành trứng non (in vitro maturation - IVM).

Dieu tri vo sinh - hiem muon kho hay de?
Sau 5 năm mong chờ thì vợ chồng chị Xuân đã có hai cậu con trai là Hoài Bão và Hoàng Minh

Trong đó, BV Từ Dũ và BV Hùng Vương được xem là hai trung tâm điều trị hiếm muộn lớn của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Trung bình, mỗi năm khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương thực hiện khoảng 450 - 500 chu kỳ chọc hút trứng chuyển phôi, 600-700 chu kỳ chuyển phôi rã đông. Tỷ lệ có thai là 37 - 40%, tỷ lệ có thai chuyển phôi nang là 50%. Tính đến nay, đã có gần 1.000 trẻ chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại BV Hùng Vương.

Tuy nhiên, phương pháp IVF có chi phí khá cao, vượt quá khả năng của những gia đình kinh tế khó khăn. Vì vậy, gần đây một số trung tâm điều trị hiếm muộn đã áp dụng kỹ thuật IVM. BS Lý Thái Lộc - Trưởng khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương cho biết: “Kỹ thuật nuôi trưởng thành trứng non IVM thường được áp dụng đối với các trường hợp hội chứng buồng trứng đa nang. Nuôi cấy trứng non được hiểu nôm na như nuôi thai non, có thời gian theo dõi chặt chẽ đề phòng dị tật khi trứng phát triển.

So với IVF, IVM có những điểm nổi trội như: tiết kiệm chi phí thực hiện hơn do lượng thuốc kích trứng được sử dụng ít hơn (có thể giảm hơn 50%); đảm bảo an toàn cho nữ giới, quá trình thực hiện đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho cả hai vợ chồng, cũng như nữ giới ít phải tiêm thuốc hơn và các xét nghiệm, kiểm tra cũng được giảm tối thiểu”.

BS Lý Thái Lộc cho biế t thêm trong thời gian tới, phương hướng phát triển của khoa là cân bằng điều trị vô sinh namnữ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đào tạo chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu với các trung tâm trong và ngoài nước, chuẩn bị triển khai kỹ thuật mới như: IVM và các kỹ thuật lựa chọn phôi, quản lý chất lượng… để mang hiệu quả tốt nhất, cũng như chi phí nhẹ hơn cho người điều trị hiếm muộn.

Ngoài kỹ thuật, một trong những bí quyết điều trị hiếm muộn như chị Huỳnh Thị Bích Thảo (Q.7) - người từng bị sẩ y thai sáu lần chia sẻ: “Cặp vợ chồng đang mong con nên kiên nhẫn và lạc quan để chờ đợi điều kỳ diệu sẽ đến. Trong thời gian điều trị, điều quan trọng nhất là niềm tin. Bản thân tôi thất bại nhiều lần trong quá trình điều trị, nhưng chưa một lần nghĩ đến chuyện từ bỏ hy vọng tìm kiếm một đứa con. Nhờ vậy, vợ chồng tôi đã được đền bù bằng một công chúa dễ thương vào năm 2009”.

Những sẽ khó, nếu...

Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Sương - Phó khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương, khó nhất trong điều trị vô sinh - hiếm muộn hiện nay là vô sinh thứ phát. Đáng nói, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa và trở thành một trong những căn bệnh của thời hiện đại, khá phổ biến và khó tìm ra nguyên nhân. Nói cách khác, vô sinh thứ phát xảy ra khi người phụ nữ đã từng một lần có thai tự nhiên sau đó, một-hai năm, không ngừa thai, vẫn sinh hoạt tình dục, mà không thể có thai được.

Vô sinh thứ phát, cũng theo BS Ngọc Sương, có thể có nguyên nhân từ vợ như: nguyên nhân vòi trứng, nguyên nhân buồng trứng (rối loạn phóng noãn, đa nang thứ phát, giảm dự trữ buồng trứng…); nguyên nhân viêm dính vùng chậu; bệnh lý toàn thân nào đó, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát (ung thư, Lupus…). Về phía người chồng, do tinh trùng giảm số lượng, chất lượng một cách đáng kể (có thể do chế độ làm việc căng thẳng, chế độ sinh hoạt không tốt cho sức khỏe, rượu bia - thuốc lá...).

Có những trường hợp, người vợ có thai rất dễ, nhưng luôn bị sẩy thai (gọi là nhóm sẩ y thai liên tiếp). Trong đó, chia ra cá c nhóm nguyên nhân nhỏ: yếu tố nhiễm trùng, yếu tố miễn dị ch, yếu tố bất thường nhiễm sắc thể của vợ, của chồng...

Nếu tìm ra nguyên nhân thì sẽ điều trị theo nguyên nhân, cơ hội có con là khả dĩ. Tuy nhiên, với các trường hợp không rõ nguyên nhân - chiếm tỷ lệ không nhỏ ở cả vợ lẫn chồng, thì việc điều trị là vô cùng khó khăn vì các kết quả xét nghiệm, thăm khám đều bình thường.

Dieu tri vo sinh - hiem muon kho hay de?
Vợ chồng anh chị Nguyễn Ngọc Bá - Nguyễn Thị Mai bên cặp song sinh Minh Hằng - Thúy Hằng

Với căn bệnh này, việc phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Cụ thể, nếu vợ chồng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong vòng 6-12 tháng mà vẫn không có thai thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Như trường hợp của vợ chồng chị Nguyễn Thị Mai (1986) - Nguyễn Ngọc Bá (1985) mà chúng tôi gặp tại hội trường này. Vợ chồng anh ở H.Tân Uyên, Bình Dương, năm 2011, anh chị có em bé sau mộ t năm kết hôn. Tuy nhiên, do chị Mai bị nhau tiền đạo, ca sinh khó nên em bé bị tử vong sau hai ngày chào đời. Do sinh mổ nên anh chị “kế hoạch” và đến khi muốn có em bé thì không được. Anh chị chạy chữa khắp nơi, hy vọng tắt hết khi BS kết luận mọi thứ đều bình thường và uống thuốc, bổ sung đủ chất theo chỉ định nhưng không sao có thai được. Sau khi truy tìm đủ mọi nguyên nhân, cuối cùng may mắn đã mỉm cười khi anh chị làm IVF ở BV Hùng Vương và “ông trời đền bù” như anh Bá nói là cho anh cặp song sinh gái vào năm ngoái.

Miễn phí điều trị cho 20 ca hiếm muộn

Nhằm hỗ trợ cho các bệnh nhân hiếm muộn, BV Hùng Vương dành tặng 20 suất thụ tinh trong ố ng nghiệm miễn phí cho 20 cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn, trị giá mỗi suất 50 triệu đồng.

Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 1/7/2016 đến khi đủ 20 trường hợp.

Hồ sơ gửi về: Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, 128 Hồng Bàng, P.12, Q.5, TP.HCM. ĐT: (08) 38558532 máy nhánh 257 để biế t thêm chi tiết.

Thùy Dương - Thiên Nga

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI