Cẩn trọng khi ăn mì cay 7 cấp độ nếu không muốn tổn hại dạ dày

05/10/2016 - 12:28

PNO - Giới trẻ gần như rất hứng thú với phong trào ăn mì cay nhiều cấp độ. Tuy nhiên, ít ai biết món ăn cay cực độ này có khá nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Thách thức chinh phục mỳ cay cấp độ 7

Được lấy cảm hứng từ món mì cay hải sản Jjamppong của Hàn Quốc, mì cay 7 cấp độ đang là món ăn gây tò mò khiến không ít người muốn đi ăn thử một lần.

Trên thực tế, chỉ với giá từ 35-50 nghìn đồng, bạn đã có thể được thưởng thức tô mỳ cay trên chiếc bàn thấp mang phong cách Hàn đặc sệt. Món mì cay được nấu khá đơn giản với nước dùng, mì, kim chi và các loại hải sản như tôm, mực, cá, sò, bò viên, thịt… Vì gọi là mỳ cay, nên dù là cấp độ 0 thì cũng đã cay rồi.

Can trong khi an mi cay 7 cap do neu khong muon ton hai da day
Món mỳ cay đang được giới trẻ ưa chuộng

Mọi người liên tục rủ nhau đi ăn, cố gắng chinh phục cấp độ cao nhất mà không hề biết rằng những nguy hiểm đang rình rập xung quanh việc ăn cay quá mức này.

Dạo quanh một vài quán mỳ cay tại Phạm Tuấn Tài, Trần Quốc Hoàn, Lạc Long Quân… lúc nào cũng đông nghịt khách mà phần lớn là các bạn trẻ đến thử sức với độ cay của mỳ Hàn Quốc.

Can trong khi an mi cay 7 cap do neu khong muon ton hai da day
Rất nhiều bạn trẻ hào hứng với việc "thách thức" ăn mỳ cay

Bạn Nguyễn Diệu Hoa (22 tuổi, Hà Nội), chia sẻ: “Theo phong trào cả thôi, thấy mọi người thi nhau đi ăn mình cũng thử cho biết chứ có biết tác hại của nó là gì đâu. Nhưng thực sự mỳ này cay thật, nếu người không chịu được cay có lẽ không ăn được, hôm nọ mình cũng chứng kiến một bạn chỉ ăn ở mức độ 3 mà mặt đã đỏ tía tai, sau đó không ăn được nữa phải chườm đá lạnh”.

Bạn Phạm Anh Đức (25 tuổi, Nghệ An) nói: “Bọn mình ăn cũng chỉ cho vui, cuối tuần mấy đứa bạn thách nhau ăn được mỳ cay cấp độ 5 nên cũng muốn thử cho biết cảm giác thế nào. Mình vốn sinh ra ở vùng có truyền thống ăn cay nên đã thử 4 cấp độ thấy bình thường, nhưng cũng sợ không ăn được vì mỗi lần thăng cấp là mức độ cay tăng lên rất nhiều”.

Mỳ cay có thể dẫn đến đến tử vong

Apsaicin là một hợp chất được lấy ra từ ớt, chính chất này tạo ra vị cay khi ăn ớt. Capsaicin hòa tan trong cồn và mỡ, không hòa tan trong nước. Đây là một hóa chất có tác dụng làm cho quả ớt có vị cay nóng. Nếu ở dạng tinh khiết, loại hóa chất này có thể gây tử vong cho bất kỳ ai thử nuốt nó.

Đến một lượng nhất định, chất Capsaicin sẽ gây nóng và bỏng rát khi tiếp xúc với làn da người. Những nơi có niêm mạc như phủ tạng bao gồm ruột, bao tử, hệ hô hấp, vùng bên trong khoang miệng mũi sẽ bị tổn hại nếu ăn cay quá độ. Dùng ớt quá độ và trong một thời gian dài có thể làm chết dần hệ thần kinh.

Những hệ thần kinh bị ảnh hưởng bao gồm vị giác, cơ quai hàm; và do đó sự cảm nhận về độ cay cũng giảm đi, nên bạn cho rằng mình lên cấp độ. Có người ăn cả trái ớt vẫn không có phản ứng gì tức thời, nhưng có người chỉ cần cắn một miếng thôi là nước mắt mũi giàn giụa, mồ hôi toát ra, tim đập nhanh, máu dồn, đầu bưng bưng, tai nhức ù...

Khi ăn cay trong người sẽ tiết ra chất Endorphine gây hưng phấn (có tác dụng gần giống như thuốc phiện), chất này được phỏng đoán là lý do làm cho ghiền ăn cay.

Can trong khi an mi cay 7 cap do neu khong muon ton hai da day

Do đó, việc thử thách ăn mì cay cấp độ cao của giới trẻ dường như đang là sự đầu độc sức khỏe của bản thân một cách từ từ. Khi bạn ăn cay cấp độ cao hơn hẳn mọi người không hẳn là mình có sức khỏe hơn mọi người đâu nhé! Đơn giản là món mì không tốt cho những người có tiền sử mắc bệnh trĩ, bởi ăn cay là một chất kích thích cần hạn chế nếu không muốn bệnh tình nặng thêm. Nếu trong trường hợp ăn bị cay quá, hãy dùng các thức uống có sữa sẽ làm giảm được chất cay, còn dùng nước chỉ giảm được độ cay phần nào mà thôi.

Mai hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI