Bé gái thoát chết trong gang tấc nhờ sớm phát hiện virus trong não

15/04/2017 - 07:00

PNO - Chứng kiến bé gái 11 tuổi nằm cùng phòng với con được người nhà đưa về an táng; tôi phập phồng lo sợ nghĩ đến con mình cũng đang bị virus trong não.

Giữa ranh giới của sự sống và cái chết cận kề, may mà bé nhà tôi đã được cứu sống”, chị Bé, mẹ của bệnh nhi T.Q.G. (16 tuổi, sống ở huyện Nhà Bè, TP.HCM) kể lại trong niềm phấn khởi.

Bệnh gì mà sốt hoài không hạ

Cuối năm 2016, bỗng bé G. bị sốt cao, có ngày sốt đến 3 lần rồi bé bị tiêu chảy mà không chẩn đoán ra bệnh. Gia đình đưa em đến Bệnh viện huyện Nhà Bè, các bác sĩ nghi bé bị sốt siêu vi, dù cho uống thuốc kháng sinh nhưng bệnh vẫn không giảm.

Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để theo dõi, các bác sĩ chẩn đoán bé bị lupus ban đỏ.

Tiến sĩ bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, kể: Ngay khi nhập viện, các bác sĩ làm xét nghiệm phát hiện bé bị bệnh lupus ban đỏ. Đây là bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân và gây tổn thương đến khắp các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể như: gan, thận, mắt, hệ tiêu hóa...

Be gai thoat chet trong gang tac nho som phat hien virus trong nao
Hết bị lupus ban đỏ bệnh nhi lại bị nhiễm loại virus trong não

Sau khi điều trị lupus ban đỏ, bé được xuất viện thì đến cuối tháng 2/2017, bệnh nhân đột ngột nhập viện trở lại với tình trạng thận phù lên, da bị đỏ lên tổn thương nghiêm trọng hơn kèm tiêu chảy nhiều lần. Khi mắc lupus ban đỏ, hệ miễn dịch của cơ thể không còn giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ các “vật thể lạ” mà quay sang tấn công chủ nhân.

Bác sĩ Thúy nhớ lại: “Khi chúng tôi điều trị xong bệnh lupus ban đỏ cho cháu thì bệnh viện cũng lo lắng. Vì hệ miễn dịch yếu nên các bé bị lupus ban đỏ dễ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công sau đó và tử vong”.

Theo thống kê của thế giới, có 60% ca lupus ban đỏ tử vong là do nhiễm trùng cơ hội (lợi dụng cơ thể đang suy giảm miễn dịch nên các loại virus hoặc vi khuẩn khác tấn công vào cơ thể).

Những siêu vi này là lành tính đối với cơ thể có sức đề kháng bình thường nhưng trở nên “ác” đối với các cơ địa suy giảm miễn dịch. Vì nghi ngờ bé nhiễm vi khuẩn, bệnh viện Nhi đồng 2 tung tất cả các kháng sinh mạnh nhất nhưng bệnh vẫn không giảm.

Be gai thoat chet trong gang tac nho som phat hien virus trong nao
Virus trong não khiến nhiều trẻ đã đột ngột tử vong

Loại virus 'thân quen' lại tấn công não

Và lần đầu tiên, nhờ kỹ thuật mới lần đầu tiên được triển khai tại TP.HCM với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, các bác sĩ đã tìm được virus CMV trong bệnh nhân. Nhờ bằng chứng này nên bệnh nhân mới được bảo hiểm y tế cho sử dụng thuốc Ganciclovir để diệt virus CMV.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã thay thế kháng sinh thông thường bằng thuốc diệt CMV và bé đã hồi phục kỳ diệu sau 1 tuần. Bệnh nhi cũng hết sốt, không còn tiêu chảy và vài ngày nữa sẽ xuất viện.

Sau ca đầu tiên thành công này, nhờ phát hiện rõ nguyên nhân gây chết người trên bệnh nhi lupus ban đỏ là CMV, bệnh viện cũng lấy lại mẫu máu của bé gái 11 tuổi chết trước đó cũng phát hiện do CMV.  

Sau ca này, các bác sĩ đã mạnh dạn tìm CMV trong mô khác như tủy xương, nước tiểu của các ca khác và tiếp tục điều trị thành công.

Nếu như Việt Nam triển khai kỹ thuật này sớm hơn thì đã cứu được nhiều cháu bé.

Tuy nhiên, sự hiện diện CMV trong máu cũng là xét nghiệm có giá trị để chẩn đoán bệnh, Việt Nam đã làm được từ lâu nhưng chưa đủ sức thuyết phục hội đồng khoa học chấp nhận cho bệnh nhân được điều trị.

Be gai thoat chet trong gang tac nho som phat hien virus trong nao
Virus trong não chính là virus CMV quen thuộc

Theo bác sĩ Thúy, CMV là loại vi rút phổ biến gặp ở trên 80% người trưởng thành. Bình thường, loại vi rút này sống hòa bình với cơ thể người, nhưng khi cơ thể suy yếu thì chúng phát triển ồ ạt, quay sang tấn công cơ thể.

Và nhiễm CMV nặng như trường hợp trên không nhiều trên thế giới, thống kê của y văn thế giới đên năm 2012 ghi nhận toàn cầu chỉ có 7 bệnh nhi lupus ban đỏ nhiễm CMV nặng, còn người lớn đến thời điểm hiện tại là 26 ca.

Khi mắc bệnh trẻ phải điều trị đến 3 tháng và chi phí rất tốn kém.

Gạt nước mắt, chị Bé kể: Gia đình gom tất cả tài sản và mượn của bên ngoại hơn 90 triệu đồng để trả viện phí cho bé, dù bảo hiểm y tế đã chi trả một phần. Sắp tới, tôi lo sợ không biết bé có bị bệnh cơ hội nào tấn công nữa không, chứ ba bé chỉ đi quét rác, dọn dẹp vệ sinh ở quận 7 mỗi tháng có 7 triệu đồng mà nuôi hai con ăn học, còn tôi sức khỏe xuống dốc nên mới nghỉ việc giao thư được vài tháng nay.

Ngọc Thương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI