Bé Đ.H.T (2 tuổi, ở H.Gia Lâm, Hà Nội) được gia đình dùng cao dán đè lên nốt mụn. Tuy nhiên, khi nốt mụn vỡ ra, lở loét khiến bé bị hoại tử da do áp xe vùng bụng.![]()
- Bác sĩ chỉ mẹo trị mụn cóc bằng củ hành không cần mổ
- Người phụ nữ chi 1.200 USD lột da mặt trị mụn và nhận cái kết đắng
- Tại sao căng thẳng thường xuyên dễ nổi mụn, rụng tóc, tăng cân?
- Cách nặn mụn trứng cá bằng ngón tay có thể gây nhiễm trùng máu
- Mặt như tổ ong sau khi dùng 'thần dược trị mụn'
Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) với biểu hiện quấy khóc, sốt cao 39 độ. Qua chẩn đoán, các bác sĩ nhận định bé bị hoại tử da do áp xe vùng bụng trái.
![]() |
Vùng da của cháu T. bị tổn thương nặng sau khi dán cao trị mụn. |
Người nhà bệnh nhi kể, do nghĩ bé T. chỉ mọc mụn bình thường ở bụng, gia đình đã cho bé uống thuốc kháng sinh nhưng không khỏi. Sau đó, nghe hàng xóm chỉ cách dán cao trị mụn sẽ mau khỏi nên gia đình đã dùng thử. Thế nhưng sau khi dán cao trị mụn, bé bị lở loét nên gia đình đưa bé vào bệnh viện.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhi được băng bó vết thương, uống thuốc hạ sốt và dùng máy hút dịch tại vùng bị tổn thương. Kết quả, các bác sĩ hút ra một lượng dịch mủ màu tối và nặng mùi.
Với tình trạng vết thương nặng, các bác sĩ phải tiến hành cắt lọc da cân cơ thành bụng trái. Đồng thời dùng máy hút áp lực âm để bảo tồn vùng da thành bụng cho bé kết hợp với dùng thuốc kháng sinh.
Bác sĩ Hoàng Thị Phương Lan – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - cảnh báo: “Da của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, tuyệt đối không được dùng các loại cao dán vì chúng chứa các hóa chất gây bỏng, hoại tử da”.
Huyền Anh