Bà Paula Wilson - Tổng giám đốc Tổ chức JCI: Bệnh viện FV rất dũng cảm!

05/10/2016 - 11:01

PNO - Theo người đứng đầu tổ chức chuyên thẩm định chất lượng hệ thống y tế toàn cầu, người làm trong ngành y, nếu không có đam mê và không nghĩ cho bệnh nhân thì không thể nào làm việc tốt được.

 Nhân chuyến tham dự hội nghị quản lý bệnh viện châu Á (HMA) tại TP.HCM vừa qua, bà Paula Wilson, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổ chức công nhận chất lượng y tế quốc tế JCI (Joint Commission International) đã có cuộc gặp gỡ với báo chí tại bệnh viện FV, nơi đã đạt được chứng nhận JCI hồi tháng 3/2016.

Ba Paula Wilson - Tong giam doc Tỏ chúc JCI: Benh vien FV rát dũng cảm!
Bà Paula Wilson - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổ chức công nhận chất lượng y tế quốc tế JCI. Ảnh FV

Dấu ấn của CEO rất quan trọng

Bà Paula Wilson cho biết, trên hành trình khẳng định thương hiệu của các bệnh viện, không thể không nói đến dấu ấn của các CEO (tổng giám đốc điều hành).

Theo bà, muốn đạt được chứng nhận JCI, các bệnh viện thường phải có một lộ trình chuẩn bị rất dài, khoảng hainăm hoặc hơn. Và nó phải bắt đầu từ những người đứng đầu của bệnh viện. Họ phải đứng ra thông báo với mọi người mục tiêu và mong muốn đạt được. Đó như một lời tuyên thệ và cam kết.

Điều khó khăn thường xảy ra là khi ban lãnh đạo kêu “muốn” nhưng nhân viên và các bác sĩ lại… “không muốn” vì tiến trình để có chứng nhận JCI tốn rất nhiều công sức, chấp nhận thay đổi rất nhiều thứ đã thành nếp, kể cả những hành vi nhỏ nhất. Bà Paula Wilson cho hay JCI không phải chỉ là những tiêu chuẩn rất khó khăn mà có những yêu cầu đơn giản như vệ sinh tay đúng cách để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện. Có những việc nhìn đơn giản như vậy nhưng nếu đã là một thói quen thì khó thay đổi.Vì thế, để đạt được JCI thì vai trò ban lãnh đạo bệnh viện, đặc biệt là CEO, hết sức quan trọng. Phải biết cách làm thế nào để một tập thể đồng lòng hướng đến mục tiêu chung: cải tiến chất lượng phục vụ và an toàn cao nhất cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, lãnh đạo bệnh viện cũng phải là người nhìn thấy được các vấn đề và quản lý được những rủi ro. Họ phải tưởng tượng ra được những nguy cơ có thể xảy ra và có kế hoạch xử lý sự cố.

Bà cũng chia sẻ thêm, thường những bệnh viện bị đánh rớt trong lần thẩm định tiếp theo (mỗi 3 năm 1 lần) thường xuất phát từ nguyên nhân thay đổi CEO.

Bệnh viện FV rất dũng cảm!

Bà Paula Wilson đánh giá, trong vòng 20 năm qua, đã có những bệnh viện muốn “khác biệt hóa” bằng con đường cải thiện chất lượng phục vụ và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Đó cũng là con đường mà FV đã chọn, con đường hướng đến mức an toàn cao nhất cho bệnh nhân. Mặc dù sai sót, rủi ro trong y khoa có thể xảy ra bất kỳnơi đâu nhưng những bệnh viện hướng đến “không lỗi lầm” sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những rủi ro. Họ phải biết sợ lỗi lầm để đừng bị sai sót do chủ quan. Kiểm định chất lượng là bước đầu tiên trong quá trình hướng tới “không lỗi lầm”. Bà Paula Wilson cho rằng FV đã rất… can đảm khi mời những tổ chức và chuyên gia từ bên ngoài đến bệnh viện FV để quan sát, đánh giá chất lượng của bệnh viện, đồng thời, mở rộng cửa để đại diện của các bệnh viện khác đến tìm hiểu.

“Cho người bên ngoài vào tham quan, học hỏi, mà theo ngôn ngữ Việt là “soi” thì đó là một hành động dũng cảm”, bà Paula Wilson nói.

Không có đam mê, không nghĩ cho bệnh nhân, không thể nào làm được

Để được đánh giá cao trong quá trình kiểm định chất lượng, đạt được chứng nhận quốc tế, bà cho rằng, mỗi buổi sáng khi thức dậy, lãnh đạo, nhân viên, bác sĩ của FV đã phải nghĩ đến việc làm thế nào để hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân, một điều rất khó khăn đối với những người làm việc trong môi trường đầy căng thẳng mà tính chất cá nhân hóa lại rất cao. Họ phải luôn luôn giữ mình trong tư thế rất tích cực, luôn luôn đào tạo huấn luyện và tự học hỏi để nâng cao nghiệp vụ. Nếu không có sự đam mê nghề nghiệp, hết lòng vì bệnh nhân thì chắc chắn sẽ không làm được những điều này.

“Một việc mọi người có thể nghĩ là tầm thường nhưng theo tôi lại rất quan trọng, đó chính là công việc hộ lý. Họ giữ vệ sinh cho phòng bệnh từng chút một. Đây là một công việc hết sức khó khăn.Sau khi tận mắt thấy được các hoạt động tại FV, tôi nghĩ việc bệnh viện FV đạt được con dấu vàng JCI của chúng tôi là rất xứng đáng”, bà chia sẻ.

Ba Paula Wilson - Tong giam doc Tỏ chúc JCI: Benh vien FV rát dũng cảm!
Bà Paula Wilson rửa tay bằng dung dịch vệ sinh tay trong chuyến tham quan FV. Ảnh FV
 

Trong hội nghị Quản lý bệnh viện châu Á 2016 (HMA – Hopistal Mangement Asia) vừa qua, bệnh viện FV được giải vàng ở nội dung “Bệnh viện tiến bộ nhất trong nước” nhờ đạt được chứng nhận JCI.Giải thưởng HMA công nhận và tôn vinh các bệnh viện ở châu Á đã thực hiện các quy trình thực hành bệnh viện tốt nhất.

Hương Trần

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI