Ăn chay khi mang thai

15/07/2017 - 07:00

PNO - Ai cũng biết, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của một thai kỳ khỏe mạnh; nhưng nếu bạn là người ăn chay trường thì liệu có đảm bảo đủ dinh dưỡng khi mang thai?

Câu trả lời ngắn gọn là có. Bạn hoàn toàn có thể đáp ứng đủ dinh dưỡng cho thai kỳ, nhưng đây là một quá trình không đơn giản!

An chay khi mang thai
 

Thật ra, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học hoàn hảo để chứng minh mối quan hệ giữa chế độ ăn chay của người mẹ đối với thai kỳ. Tuy nhiên, một nghiên cứu lớn vào năm 2015 đã cho thấy, việc ăn chay không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề nghiêm trọng khác cho em bé.

Nghiên cứu này tổng kết từ 22 nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí BJOG, một tạp chí quốc tế về sản phụ khoa. Riêng về mặt dinh dưỡng, Viện hàn lâm Dinh dưỡng và đái tháo đường Hoa Kỳ (tổ chức dinh dưỡng lớn nhất Hoa Kỳ) cho rằng, chế độ ăn chay vẫn đủ dinh dưỡng cho thai phụ nếu có kế hoạch hợp lý, vì người không ăn thịt có nguy cơ thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là sắt và vitamin B12.

An chay khi mang thai
 

Sắt là thành phần quan trọng để tạo máu trong thai kỳ, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non - BS Clark, chuyên gia sản khoa tại ĐH Texas cho biết.

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai có nhu cầu sắt cao gấp đôi so với phụ nữ bình thường. Do đó, thai phụ ăn chay phải tăng cường nhóm thức ăn giàu sắt như các loại đậu sấy khô hay ngũ cốc có bổ sung sắt.

Do sắt trong thực vật không dễ hấp thu như trong thịt, nên việc chế biến phức tạp hơn hoặc phải ăn chung với các loại thức ăn giàu vitamin C để tăng hấp thu. Các chuyên gia khuyên những bà mẹ đang mang thai nên ăn các loại thức ăn giàu sắt như rau mồng tơi, đậu lăng, củ cải đường, nho khô, mận khô.

An chay khi mang thai
 

Vitamin B và acid folic cũng cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Vitamin B12 không có trong các loại rau, nhưng có nhiều trong đậu hủ, sữa đậu nành, một số loại ngũ cốc… là những món ăn phụ phổ biến của phụ nữ mang thai.

Acid folic giúp phòng ngừa các dị tật liên quan đến ống thần kinh, não và tủy sống khi trưởng thành. Do đó, thai phụ nên bổ sung ít nhất 400mg acid folic mỗi ngày. Sự thiếu hụt cả acid folic và vitamin B12 dẫn đến nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở em bé.

Vì thế, thai phụ phải bổ sung vitamin trong thai kỳ bằng những viên thuốc bổ sung có sắt, vitamin B12 và acid folic.

Tuy nhiên, không ăn thịt cũng có một số lợi ích nhất định. Các nghiên cứu cho thấy thai phụ ăn chay trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ giúp hạn chế nguy cơ tăng cân quá mức.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thực vật cũng giúp giảm nguy cơ gặp những biến chứng liên quan đến đái tháo đường thai kỳ, kể cả với những người không ăn chay nhưng ăn nhiều thực vật. Với những thai phụ ăn chay, điều khó khăn nhất có lẽ là sự thay đổi khẩu vị trong thai kỳ.

An chay khi mang thai
 

BS Clark cho biết, khi mang thai sinh đôi, bà đã thực hiện chế độ ăn chay nhưng lập tức thấy buồn nôn, bị trào ngược dạ dày thực quản và hầu như không còn cảm giác ngon miệng khi ăn.

“Tôi không thể nhìn vào dĩa salad hay những món ăn có màu xanh” - bà chia sẻ. Những món bà có thể ăn là khoai tây, trứng và thịt gà. “Tôi phải dừng chế độ ăn chay vì tôi biết con tôi cần dinh dưỡng để phát triển. Thiếu cân cũng tác động xấu đến thai kỳ chẳng kém gì thừa cân”. 

Tuyến Trần

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI