9 cách giảm đau gót chân

24/05/2019 - 12:01

PNO - Điều quan trọng là bạn không nên chịu đau gót chân trong một thời gian dài, vì có thể tiến triển thành bệnh nguy hiểm hơn.

Một loạt các nguyên nhân gây ra đau gót chân như chấn thương, thừa cân, mang giày không thoải mái và viêm.

1. Gãy xương gót chân

Gãy hoặc nứt xương gót chân có thể do chấn thương, đôi khi chúng không được chú ý và không xuất hiện trong một thời gian dài.

9 cach giam dau got chan
 

Phương pháp điều trị

Điều trị phụ thuộc vào từng loại xương bị gãy. Đối với một số loại gãy xương, có thể điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật. Ví dụ, cố định bàn chân trong cast boot (giày thiết kế cho gãy xương chân) để xương bị gãy không bị dịch chuyển.

Phương pháp RICE (Rest - Nghỉ ngơi, Ice – Đá, Compress – Ép, Elevate - Nâng) cũng có thể giúp ích. Phương pháp này bao gồm việc nghỉ ngơi, đặt một túi nước đá lên bàn chân, mang vớ để ép lại và giữ bàn chân trên cao.

2. Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng cũng gây ra đau gót chân. Bệnh này do khớp bị viêm nhiễm bởi các bệnh nhiễm trùng như lậu, nhiễm khuẩn salmonella, ureaplasmosis, kiết lỵ và các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu hoặc đường tiêu hóa.

Ngoài đau gót chân nhiều vào ban đêm, các triệu chứng đặc biệt của viêm khớp phản ứng còn gây cảm giác khó chịu ở vùng sinh dục và mắt.

9 cach giam dau got chan
 

Điều trị

Nếu viêm vùng gót chân là hậu quả của các bệnh như chlamydia, lậu hoặc nhiễm trùng bộ phận sinh dục khác, cần phải được chữa trị nhanh chóng và kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

3. Viêm khớp

Viêm khớp gây biến dạng và phá hủy các khớp cũng có thể ảnh hưởng đến gót chân.

9 cach giam dau got chan
 

Điều trị

Mục tiêu của điều trị viêm khớp là giảm đau. Nó có thể bao gồm:

Tiêm axit hyaluronic vào khớp bị tổn thương để giảm viêm và tăng khả năng vận động.

Giảm cân để giảm căng thẳng cho khớp.

Thay thế một khớp bị tổn thương bằng một khớp nhân tạo.

Lấy vòi hoa sen xịt trực tiếp để giảm sưng quanh khớp.

Ngoài ra còn có một phương thuốc tự nhiên để giảm viêm - mát xa chanh. Chỉ cần chà nước ép từ chanh lên khớp bị tổn thương.

4. Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch là một bệnh lý xương khớp thường gặp.

9 cach giam dau got chan
 

Điều trị

Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu tình trạng viêm do nhiễm trùng hoặc tiêm để giảm đau. Trong một trường hợp quan trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ bao hoạt dịch.

Các biện pháp để giảm đau:

Uống ibuprofen.

Khi ngủ nghiêng, đặt một chiếc gối giữa hai chân để giảm căng thẳng.

Tắm nước ấm hoặc đặt một túi chườm nóng cho khu vực bị viêm.

5. Bệnh gút (gout)

Do bệnh gút, urat (muối của axit uric) đọng lại trong khớp và điều này có thể gây đau gót chân nghiêm trọng.

9 cach giam dau got chan
 

Điều trị

Để giảm đau và sưng, hãy chườm đá và nâng chân lên cao kèm với uống thuốc chống viêm.

Điều trị bệnh gút bằng cách giảm mức độ axit uric trong cơ thể:

Uống nhiều nước.

Bỏ rượu.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc với Allopurinol chẳng hạn.

6. Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là tình trạng viêm của cân gan chân kết nối xương gót chân với các bộ phận khác của bàn chân, đặc biệt là ở ngón chân. Triệu chứng chính là đau gót chân.

9 cach giam dau got chan
 

Điều trị

Không có phương pháp điều trị phổ quát cho bệnh này. Nhưng có một số cách để làm giảm bớt tình trạng và ngăn ngừa sự phát triển thêm của bệnh.

Trước hết, cần giảm áp lực lên chân, cố gắng không chạy hoặc đi bộ.

Để giảm sưng và đau ở chân, hãy chườm đá lên bàn chân.

Trước khi ra khỏi giường, hãy làm ấm đôi chân: ngồi trên giường và duỗi chân trước mặt, kéo chân về phía bạn, xoay chúng theo chiều kim đồng hồ và sau đó ngược chiều kim đồng hồ. Lặp lại 10 lần.

7. Gai xương gót chân

Gai xương gót chân là sự hình thành canxi được khu trú trên xương gót chân. Sự tăng trưởng này có thể xuất hiện do chấn thương và các bệnh đồng thời của khớp hoặc xương. Gót chân bị đau, đặc biệt là khi đứng và đi bộ.

9 cach giam dau got chan
 

Điều trị

Mua miếng lót gót chân hoặc đế chỉnh hình.

Vật lý trị liệu: bao gồm đắp bùn, tắm khoáng và siêu âm trị liệu.

Trong trường hợp xấu, các bác sĩ có thể điều trị bằng phẫu thuật.

Có thể thử phương thuốc tự nhiên sau: Nghiền 100 g bắp cải. Đổ đầy bắp cải với 100 ml nước sôi. Khi nước dùng đã nguội đến nhiệt độ phòng, đặt bàn chân vào nước và để trong vòng 5 phút.

8. Tổn thương gân gót chân

Nếu cảm thấy đau lúc bước đi sau khi tập luyện, bạn có thể bị chấn thương gân gót chân.

9 cach giam dau got chan
 

Điều trị:

Chấn thương gân gót chân phải tự lành. Bạn có thể tăng tốc quá trình tự chữa lành bằng cách:

Uống thuốc giảm đau như ibuprofen.

Không tạo quá nhiều áp lực lên bàn chân. Đi bằng nạng.

Khi nằm hoặc ngồi, đặt chân lên gối.

Quấn bắp chân bằng băng thun để giảm sưng.

Sử dụng đế để bảo vệ gân gót chân khỏi bị kéo dài thêm.

9. Nứt da gót chân

Các vết nứt sâu hình thành trong một lớp da dày cứng có thể gây đau dữ dội khi đi bộ và thậm chí chảy máu.

9 cach giam dau got chan
 

Điều trị

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để loại trừ khả năng nhiễm nấm ở bàn chân.

Một nguyên nhân khác của nứt gót chân là da khô. Điều này đặc biệt xảy ra vào mùa hè khi đi giày hở. Để ngăn chặn sự xuất hiện của các vết nứt sâu, cần phải làm ẩm chân bằng kem và loại bỏ da chết.

Cách phòng ngừa đau gót chân

9 cach giam dau got chan
 

Chỉ mang giày có đế thoải mái.

Đừng quá căng thẳng trong quá trình tập luyện, tăng cường độ dần dần và khởi động trước khi tập luyện.

Theo dõi cân nặng. Cân nặng quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm cả khớp.

Đừng chạy chân trần trên bề mặt cứng và mang giày thể thao khi tập luyện.

Trong trường hợp có bất kỳ thương tích nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI