8 nguyên nhân khiến vết thương khó lành

25/01/2018 - 20:00

PNO - Nếu thấy vết thương khó lành hơn bình thường, bạn cần chú ý một số nguyên nhân dưới đây.

Cơ thể con người có cơ chế tự chữa lành vết thương rất tuyệt vời. Tuy vậy, nếu thấy vết khó lâu lành hơn bình thường, bạn cần chú ý một số nguyên nhân dưới đây.

8 nguyen nhan khien vet thuong kho lanh
 

Nhiễm trùng

Làn da của bạn chính là hàng rào chống vi khuẩn đầu tiên của cơ thể. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn có thể di chuyển từ ngoài vào trong cơ thể bạn, gây ra tình trạng nhiễm trùng và khiến vết thương khó lành.

Nếu vết thương bị nhiễm trùng, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như sưng, đỏ, đau, tiết dịch có màu sắc lạ hoặc có mùi hôi

Thiếu dinh dưỡng

Các loại vitamin trong rau quả sẽ giúp vết thương mau lành hơn, đặc biệt là vitamin A và vitamin C. Nếu thiếu vitamin, vết thương lâu lành hơn bình thường. Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của vết thương, bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm như rau bina, khoai lang, ớt chuông và các loại thực phẩm chứa nhiều protein nạc (chẳng hạn như ức gà, trứng, các loại đậu…).

Bệnh tiểu đường

Do lượng đường trong máu cao nên vết thương của những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng và lâu lành. 

Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng tiêu cực đến tuần hoàn máu và hệ miễn dịch của bạn. Nó cũng làm hỏng các dây thần kinh cảm nhận sự đau đớn, vì vậy những người bị tiểu đường dễ bị thêm nhiều vết thương.

Nếu vết thương khó lành hơn bình thường, đặc biệt là vết thương ở chân hay bàn chân, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

8 nguyen nhan khien vet thuong kho lanh

Thuốc men

Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân khiết vết thương lâu lành. Thuốc hóa trị và xạ trị có chứa các hóa chất rất mạnh làm cản trở hệ miễn dịch của bạn, khiến cho quá trình điều trị vết thương khó lành.

Các loại thuốc kháng sinh giết chết vi khuẩn có lợi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, các loại thuốc kháng viêm làm ức chế giai đoạn viêm mà cơ thể bạn trải qua trong quá trình chữa lành vết thương.

Lưu thông máu kém

Trong quá trình chữa lành vết thương, các tế bào hồng cầu có vai trò mang tế bào mới đến vị trí bị thương. Nếu cơ thể bạn lưu thông máu kém, đồng nghĩa máu di chuyển đến vết thương chậm hơn, thì quá trình chữa lành sẽ bị trì hoãn.

Lưu thông máu kém có thể do bệnh tiểu đường, béo phì, cục máu đông, tắc nghẽn động mạch hoặc các tình trạng tiềm ẩn khác.

Hà Di

Nguồn Theo Foxnews
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI