4 tháng đi khám bảo hiểm y tế hơn 120 lần

25/05/2017 - 20:40

PNO - Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hiện gần 200 trường hợp thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở khám chữa bệnh trở lên, với số tiền trên 7,7 tỷ đồng. Đặc biệt nhiều bệnh nhân gần như ngày nào cũng đi khám bệnh.

200 người khám hơn 7,7 tỷ đồng

Qua công tác giám định điện tử, kiểm tra bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hiện trong 4 tháng đầu năm 2017, có gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên với hơn 160.000 lượt khám. Trong đó, người khám nhiều nhất là 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết cũng đi khám.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng phát hiện gần 200 người thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở khám chữa bệnh trở lên, với số tiền trên 7,7 tỷ đồng. Điển hình là trường hợp bà Mã Bửu Ng. (sống ở TP.HCM, thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y  tế miễn phí) đã khám ở 13 cơ sở y tế tới 57 lần, với tổng chi phí gần 40 triệu đồng. 

4 thang di kham bao hiem y te hon 120 lan
Tham gia bảo hiểm y tế giúp nhiều bệnh nhân giảm viện phí.

Tận dụng quy định được khám thông tuyến quận/huyện, bà Ng. cũng thường xuyên đi khám 2-3 lần/ngày tại các bệnh viện tuyến quận/huyện trên địa bàn TP HCM. Và các bệnh viện này kê cho bà Ng. nhiều loại thuốc như: xương khớp, tăng huyết áp, tiểu đường, tai mũi họng, phổi, viêm xoang, tâm thần kinh, hen suyễn…

Cũng tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn H. (đối tượng hưu trí) đi khám 58 lần tại 15 cơ

Ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (thuộc Bảo hiển xã hội Việt Nam) bức xúc: Nếu bệnh nhân dùng hết số thuốc này mà vẫn… sống thì có thể trở thành sự kiện lớn của ngành y tế!

sở y tế, tổng chi phí trên 30 triệu đồng, được cấp nhiều loại thuốc khác nhau, từ thuốc tăng huyết áp, hô hấp… Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống kê, từ ngày 9/1/2017 đến ngày 16/5/2017, ông H. được cấp cùng một loại thuốc tại hai cơ sở y tế trong cùng một ngày như: 46 viên  Aprovel, 230 viên Procaralan... 

Hay như trường hợp ông Nguyễn Văn N. (diện đối tượng nghèo của tỉnh Sóc Trăng) đi khám bệnh gần 90 lần trong 4 tháng. Bệnh nhân được các trạm y tế cho sử điện châm, chiếu hồng ngoại 95 ngày với số tiền 11 triệu đồng.

Cũng tại tỉnh Sóc Trăng, bà Trần Thị S. đã khám đến 215 lần kể từ ngày 1/7/2016 đến ngày 20/5/2017. Còn nếu tính từ ngày 1/1/2017 đến nay thì gần như ngày nào bà cũng đi khám bệnh, với số lần khám và thực hiện điện châm 114 lần, hết 16 triệu đồng.

'Cấm cửa' bệnh viện cho bệnh nhân trục lợi

Theo ông Dương Tuấn Đức, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm y tế như: nằm viện kéo dài bất thường, cơ sở y tế cho xét nghiệm, chụp phim không cần thiết, áp sai giá, đề nghị thanh toán không đúng quy định...

4 thang di kham bao hiem y te hon 120 lan
Khám bệnh bằng thẻ BHYT tại một bệnh viện.

Điển hình như tại Bệnh viện Mắt tỉnh Thanh Hóa, nếu mổ thay thuỷ tinh thể ở một mắt đơn thuần chỉ cần nằm viện 1 ngày nhưng bệnh viện cho nằm đến 7,1 ngày. Bệnh viện Mắt tình Thái Nguyên cũng cho nằm đến 6,3 ngày, Bệnh viện Mắt tỉnh Sơn La kéo dài 7,5 ngày. Chính việc cho nằm viện kéo dài nên chênh lệch tiền giường trên 1,9 tỉ đồng.

Hay như ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã phát hiện có bệnh nhân trong một đợt điều trị chỉ kéo dài 10 ngày, được chỉ định tới 12 lần chụp dịch vụ CT (cắt lớp vi tính). 

4 thang di kham bao hiem y te hon 120 lan
Người nghèo chịu nhiều thiệt thòi khi không có thẻ bảo hiểm y tế.

Ông Lê Văn Phúc, Phó ban phụ trách Ban chính sách Bảo hiểm y tế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết nhiều bệnh viện có hiện tượng chia nhỏ dịch vụ chụp phim để thanh toán lại với bảo hiểm y tế.

Ví dụ trên 1 phim chụp cẳng chân nhìn rõ xương cổ chân, xương khớp gối, xương chẳng chân, xương gót, nhưng nhiều bệnh viện đã yêu cầu thanh toán 3 dịch vụ khác nhau: chụp gót chân, chụp cổ chân, chụp xương cẳng chân… Có bệnh nhân trong một lần điều trị răng được trám tới 24 cái răng. 

Trước tình trạng trục lợi quỹ bảo hiểm y tế ngày càng tinh vi, ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết tới đây sẽ cân nhắc tạm dừng hợp đồng đối với các cơ sở khám chữa bệnh trục lợi quỹ bảo hiểm y tế và có thể thu hồi thẻ của khách hàng có dấu hiệu trục lợi.

Minh Hoàng


 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI