Sự sống mong manh của bé trai 18 tháng tuổi

14/04/2014 - 14:47

PNO - Từ lúc 3 tháng tuổi đã gắn liền với hết bệnh viện này đến khác, bé Lê Gia Huy đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM).

edf40wrjww2tblPage:Content

 Liên tục tím tái, sốt cao, nôn ói, tiêu chảy, hơn nửa tháng kể từ ngày nhập viện, bé Lê Gia Huy (Thái Hòa, Triệu Sơn, Thanh Hóa) vẫn chưa thể ra khỏi phòng cách ly tại khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực chống độc sơ sinh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Su song mong manh cua be trai 18 thang tuoi

Bé Lê Gia Huy hiện được chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM). Ảnh: Lê Phương.

Kết quả hội chẩn mới nhất cho thấy Huy mắc chứng bệnh suy giảm miễn dịch thể bẩm sinh hiếm gặp, thiếu IgA, khiến cơ thể không có sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật, phải truyền thuốc điều trị liên tục. 18 tháng tuổi nhưng bé đã phải trải qua phần lớn thời gian nằm viện với đủ thứ thuốc men, kim tiêm, dịch truyền.

Chào đời được 3 tháng, bụng bé trướng lên và liên tục sốt, nôn ói, tiêu chảy. Từ bệnh viện ở quê, Huy được chuyển ra Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa với các chẩn đoán viêm phổi, nhiễm trùng máu. Sau một tháng điều trị không thuyên giảm, Huy được chuyển ra Hà Nội. Sau khi trải qua ca mổ hoại tử đại tràng ngang, bé vẫn thường xuyên nôn ói, phải nhập viện trở lại.

Bố của bé vào Lâm Đồng làm thuê, thấy khí hậu Tây Nguyên mát mẻ nên đưa con vào cùng với hy vọng con khỏe hơn. Ở Lâm Đồng được 2 tháng thì chân tay bé tím tái, phải nhập viện Đa khoa Đà Lạt và sau đó được chuyển xuống Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) rồi chuyển qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới với các triệu chứng nhiễm trùng nặng.

Bác sĩ Phan Tứ Quý, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực chống độc sơ sinh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết, hiện bệnh tình của bệnh nhi vẫn diễn biến nặng, sức đề kháng rất yếu. Đây là bệnh hiếm gặp với tỷ lệ 10.000 trẻ mới có một trẻ bị. Các bé bị mắc bệnh này do cơ thể không có miễn dịch nên khả năng bị dịch bệnh tấn công là rất cao.

Sau khi hội chẩn cùng Bệnh viện Truyền máu huyết học, các bác sĩ xác định hướng điều trị sắp tới cho bé là vẫn truyền thuốc, kháng sinh, các chất dẫn dịch... Nếu bé duy trì được sức khỏe ổn định thì sau 3 tuổi sẽ ghép tủy, với điều kiện người mẹ phải đẻ thêm một đứa con để lấy máu cuống rốn và chi phí khá cao.

Vừa túc trực chăm con, vừa chạy vạy ngược xuôi vay mượn tiền, bố bé Huy, anh Lê Văn Trường cho biết tài sản của gia đình đã đội nón ra đi, nợ nần chồng chất, chỉ mong chữa được bệnh cho con.

Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông bà ngoại có công nuôi dưỡng giờ đã tuổi cao sức yếu nên người bố sinh năm 1991 này còn phải lo tiền thuốc men cho ông bà. Thuốc điều trị của Huy đa số là thuốc liều cao, phải mua riêng ở ngoài với chi phí gần 7 triệu đồng một lọ nên có ngày viện phí lên đến mười mấy triệu đồng.

Lê Phương-VNExpress

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI