Sách Trắng của Bắc Kinh, bất ổn ở Hồng Kông

13/06/2014 - 14:58

PNO - PNO - Hội đồng Nhà nước Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên ban hành văn bản chính sách quy định cách thức cai quản Hồng Kông (Sách Trắng), một động thái được xem như lời cảnh cáo đối với đặc khu này, rằng Hồng Kông không được...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sach Trang cua Bac Kinh, bat on o Hong Kong

Sach Trang cua Bac Kinh, bat on o Hong Kong

Người dân Hồng Kông ném và đốt văn bản Sách Trắng để phản đối việc TQ xiết lại quyền kiểm soát đặc khu - Ảnh: SCMP

Văn bản được ban hành vào thời điểm căng thẳng chính trị đang dâng cao ở Hồng Kông vì các nhóm ủng hộ dân chủ sợ Bắc Kinh “nuốt” luôn lời hứa cải cách.

Sách Trắng được phát hành bằng bảy thứ tiếng và xuất hiện 10 ngày trước khi các nhà hoạt động phát động chiến dịch dân chủ mang tên “Đánh chiếm trung tâm”, tức quận Trung Hoàn, trung tâm Hồng Kông, trong tháng 7/2014 để tổ chức một cuộc trưng cầu không chính thức về các lựa chọn cho cuộc bầu cử Trưởng đặc khu Hồng Kông vào năm 2017.

Thể chế có một không hai của Hồng Kông được đảm bảo bởi chính sách “một nước, hai hệ thống”, cho phép đặc khu hưởng tự do dân chủ và các quyền dân sự vốn không được phép ở đại lục. Luật cơ bản là hiến pháp của thành phố, dựa trên một thỏa thuận giữa Anh và TQ trước khi bàn giao vào năm 1997.

Trong chương trình cải cách dân chủ, Bắc Kinh hứa hẹn cho phép thành phố lần đầu tiên bầu lãnh đạo của mình vào năm 2017. Giờ đây, Sách Trắng của Bắc Kinh cảnh báo, nhà lãnh đạo tương lai của Hồng Kông không thể là "người không yêu nước". "Mức độ tự trị cao của đặc khu hành chính Hồng Kông tùy thuộc vào mức độ ủy quyền của lãnh đạo trung ương”, Sách Trắng răn đe.

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông có bài viết mang tiêu đề "Một lời nhắc nhở của ông chủ thực sự", qua đó cho thấy việc TQ ban hành Sách Trắng là thể hiện "quyết tâm duy trì sự kiểm soát". Tờ Minh Báo ra bài xã luận nêu rõ "tình hình đáng lo ngại" về ảnh hưởng ngày càng lớn của TQ và gọi Sách Trắng là một "bước ngoặt quan trọng" trong việc cai quản Hồng Kông.

Bắc Kinh nhắc nhở công chúng rằng Hồng Kông chỉ là "một trong những khu vực hành chính địa phương" và đặc quyền của chính phủ trung ương là giám sát cách thức Hồng Kông vận hành các vấn đề của địa phương.

"Mức độ tự trị cao Hồng Kông được hưởng là phải được phép của chính phủ trung ương. Không có cái gọi là “chia sẻ quyền lực” đối với đặc khu hành chính này, Sách Trắng khẳng định. Tài liệu này cũng cảnh báo chống lại "các lực lượng bên ngoài" sử dụng Hồng Kông để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
 

QUẾ LÂM (Theo SCMP, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI