Quản lý an toàn thực phẩm: Không loại trừ tiêu cực trong thanh tra

01/11/2013 - 18:51

PNO - PN - Liên quan đến nhiều vụ việc lùm xùm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thời gian qua, ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục ATTP thẳng thắn thừa nhận, cơ quan quản lý chưa làm tròn trách nhiệm.

edf40wrjww2tblPage:Content

Quan ly an toan thuc pham: Khong loai tru tieu cuc trong thanh tra

Bún từng gây hoang mang cho người tiêu dùng khi chứa chất tẩy trắng Tinopal (nguồn internet)

* Thời gian qua, không ít thông tin về thực phẩm bẩn thiếu xác thực đã gây hoang mang dư luận, là người quản lý lĩnh vực ATTP, ông đánh giá thế nào về hậu quả của những thông tin này?

- Báo chí là kênh thông tin hết sức quan trọng, giúp chúng tôi tiếp cận và xử lý nhiều vụ việc vi phạm về ATTP. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, ngoài phương pháp thu thập, chúng tôi phải tiến hành phân tích, không phải thông tin nào cũng có thể đuổi theo. Đến thời điểm này, chúng ta đã phát hiện nhiều trường hợp như tống tiền doanh nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ, một đối tượng đã mở hộp sữa chua của hãng Vinamilk, cho tạp chất vào, sau đó gọi điện đến công ty yêu cầu nộp tiền, nếu không sẽ thông tin cho các cơ quan truyền thông… Hay các như đỉa có trong mì tôm, sữa, bim bim hay gạo giả, ăn cá rô đầu vuông gây ung thư… đều đã được xác minh là không có thật. Những thông tin không chính xác không chỉ làm chúng ta rối trong cách quản lý mà còn ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và đặc biệt tâm lý tiêu dùng.

* Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề VSATTP lại được người dân quan tâm như vậy. Chúng ta đã phát hiện nhiều vụ việc nghiêm trọng như sử dụng chất tinopal trong bún, thuốc chín ép trái cây chưa được cấp phép, giò chả chứa phụ gia cực độc… Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

- Dưới góc độ quản lý, không thể nói chúng ta đã hoàn thành tất cả trách nhiệm. Trong công tác quản lý, ngoài ban hành văn bản pháp luật thì trách nhiệm kiểm tra, giám sát là hết sức quan trọng. Thời gian qua, công tác kiểm tra, giám sát làm chưa tốt, thậm chí còn cả nể, dẫn đến xử lý vi phạm chưa đúng theo quy định của pháp luật khiến người tiêu dùng bức xúc. Ngoài ra, ở một đất nước như Việt Nam, rủi ro về ATTP là khó tránh.

Theo số liệu chúng tôi thu thập, Việt Nam có khoảng bốn triệu hecta đất trồng lúa, chia cho 80 triệu mảnh ruộng. Chúng ta có 10 triệu hộ nông dân thì cả 10 triệu đều tham gia từ các khâu trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và bán trên thị trường. Bên cạnh đó, Việt Nam có 500.000 cơ sở sản xuất thực phẩm, 85% trong số đó có quy mô vừa, nhỏ và hộ gia đình, cũng tham gia vào tất cả các khâu nên khó kiểm soát mà cũng không thể vì vấn đề ATTP mà dẹp bỏ được.

* Như ông đã nói, 85% các cơ sở chế biến thực phẩm là nhỏ lẻ, thủ công. Biện pháp nào để quản lý hiệu quả các cơ sở này, vì đây là những điểm nóng về nguy cơ mất VSATTP?

- Một trong những bất cập của ta hiện nay là tỷ lệ ô nhiễm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn. Chúng ta không thể bắt một cơ sở tiểu thủ công phải đầu tư máy móc hiện đại nhưng vẫn có thể yêu cầu họ đảm bảo nồi chảo được vệ sinh sạch sẽ, đeo găng tay khi chế biến... Vấn đề ở đây là vai trò của lực lượng kiểm tra, giám sát. Chúng tôi đề cao chính sách cộng đồng tham gia quản lý ATTP. Nếu không có sự giám sát của quần chúng và chính doanh nghiệp thì một người thanh tra hay 10 thanh tra cũng khó có thể đảm bảo được 100% theo yêu cầu.

 Huyền Anh (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI