Thử đứng ở vị trí của con

20/10/2013 - 19:26

PNO - PN -  Chị Hiền (53 tuổi, Q.6): Chị phản đối con gái quen Nam - chàng trai ít học, bố mẹ “giang hồ”. Sao chị không thử đứng ở vị trí của con để nhận ra những điều tốt đẹp nơi cậu ta?

Chẳng ai chọn được “cửa” sinh ra, Nam không may mắn như con gái chị, được cha mẹ chăm lo, giáo dục đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm thấp, Nam đã biết vươn lên, có nghề nghiệp và công việc ổn định. Chuyện con “chọn mặt gửi vàng”, chị không nên can thiệp quá sâu hoặc ngăn cấm, chỉ nên phân tích, định hướng. Vì tình thương, chị muốn đem đến cho con mình những gì tốt đẹp, nhưng chính con chị mới biết những gì là thực sự tốt đẹp với mình.

Thu dung o vi tri cua con

 Anh Nguyễn Hùng (Q.Phú Nhuận): Anh sốc vì vợ xưng hô “mày - tao” khi vợ chồng cãi cọ, nhưng nếu chỉ vì vậy mà anh đặt vấn đề ly hôn thì có vội vã quá không? Nguyên nhân lục đục là anh “lai rai” với bạn bè. Anh có quyền dành chút thời gian cho bản thân, nhưng đã bao giờ anh tạo điều kiện để vợ dành chút thời gian cho cô ấy? Quán xuyến việc nhà, chăm sóc con nhỏ, người phụ nữ rất dễ stress sau sinh. Trước khi thốt ra những lời làm anh đau, hẳn cô ấy đã đau trước. Thay vì loay hoay với ý nghĩ ly hôn hay chấp nhận, anh hãy lựa lời góp ý vợ, đồng thời lắng nghe những khó khăn, áp lực mà vợ đang đối mặt.

 Kiều Yến (36 tuổi, Q.Bình Thạnh): Em bối rối vì “bị” cậu đồng nghiệp 25 tuổi để ý. Khi cậu ấy chưa tỏ tình, em đừng quá nhạy cảm cho đó là yêu và tìm cách từ chối. Nhường thức ăn, hỏi thăm sức khỏe, bênh vực trước sếp… chỉ thể hiện sự quan tâm, cảm mến của cậu ấy. Đó là hành động mà một người có thể dành cho nhiều người khác chứ không phải “hướng về em một phương” như tình yêu. Để không tiếp tục “khờ so với tuổi” (lời em thú nhận trong thư), em hãy mở rộng giao tiếp, tham dự các chương trình kỹ năng sống, đừng chỉ vùi đầu vào sách, vào những khóa học nâng cao như trước… Chúc em sớm tìm được “nửa kia” của mình. 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI