Làm sao nhận tài sản để lại khi ba mẹ không đăng ký kết hôn?

18/09/2018 - 15:00

PNO - Ba mẹ không đăng ký kết hôn, nay ba để lại tài sản, mẹ con tôi muốn đi khai nhận thì bị nhà nội ngăn cản không cho khai nhận vì cho rằng đó là hôn nhân không đăng ký nên tôi không có quyền.

Hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi hiện có một vấn đề như sau nhờ Luật sư tư vấn. Năm 1985, Ba tôi vào miền Nam lập nghiệp thì gặp mẹ tôi và hai người đã phát sinh quan hệ tình cảm với nhau, lúc ấy ba mẹ tôi không có đăng ký kết hôn, nhưng chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1986 đến nay và có một con chung là tôi (sinh năm 1990).

Ba tôi mất năm 2015, để lại tài sản là một mảnh  đất và một căn nhà đứng tên ba, dù đó là tài sản chung do ba và mẹ tôi cũng nhau tạo lập. Sau khi ba tôi mất, tôi làm thủ thục khai nhận di sản thì bị phía nội - là cô chú tôi không cho nhận và gây khó khăn, họ cho rằng vì ba mẹ tôi không đăng ký kết hôn, cũng không có giấy tờ gì xác nhận quan hệ vợ chồng. Mặc khác giấy tờ nhà đất đều chỉ đứng tên ba tôi, nên mẹ con tôi không có quyền nhận di sản mà ba tôi để lại. Giờ tôi không biết phải chia số di sản trên như thế nào, rất mong được luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp trên.

A.V

Trả lời của luật sư:

Chào bạn, trước tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp của mà mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

Lam sao nhan tai san de lai khi ba me khong dang ky ket hon?
Ba mẹ tôi có cuộc hôn nhân hạnh phúc dù không hôn thú (Ảnh minh họa)

Liên quan đến việc xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 nhưng không đăng ký kết hôn, được xác định như sau:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định :“Đối với các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật hộ tịch”.

Đồng thời, khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.

Trường hợp này, hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước thời điểm ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn, do vậy sẽ áp dụng quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Thông tư số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 để xem xét tính hợp pháp của quan hệ chung sống giữa hai bên.

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội thì:

 “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987,  ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. 

Lam sao nhan tai san de lai khi ba me khong dang ky ket hon?
Gặp phản đối từ nhà nội chỉ vì tài sản của ba (Hình minh họa)

Như vậy, đối với trường hợp ba mẹ bạn đã chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, không đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (hôn nhân thực tế), việc đăng ký kết hôn chỉ mang tính khuyến khích chư không bắt buộc và cũng không phải điều kiện bắt buộc để công nhận quan hệ hôn nhân.  Mặc khác, giờ ba bạn đã qua đời nên UBND cấp xã cần kiểm tra, xác minh kỹ trên thực tế việc các bên có thực sự chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987.

Bên cạnh đó, về vấn đề chia thừa kế, vì ba bạn không để lại di chúc nên sẽ chia thừa kế theo pháp luật, căn cứ quy định tại điều 676 của BLDS 2005, Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

  3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Vậy trong trường hợp này, vì ba mẹ bạn được công nhận là hôn nhân hợp pháp nên bạn và mẹ bạn được nhận di sản mà ba bạn để lại với tư cách hàng thừa kế thứ nhất, trường hợp bạn và mẹ bạn từ chối nhận di chúc hoặc bị truất quyền hưởng di chúc thì ông bà nội- ngoại, cháu nôi- ngoại; và cô chú bạn mới được xem xét cho hưởng thừa kế ở những hàng thừa kế tiếp theo.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng

(Giám đốc Hãng Luật Giải Phóng)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI