Kỹ năng quyết đoán trong hôn nhân

22/07/2014 - 11:24

PNO - PN - Lý tưởng nhất trong tất cả các mối quan hệ là phải có sự cân bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm, mong muốn và đáp ứng. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, đối tác còn lại cảm thấy hoang mang giống như bị mất kiểm soát. Nếu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Biết những gì bạn muốn

Sự quyết đoán thường bị hiểu lầm là gây hấn bằng lời nói hoặc thậm chí lạm dụng. Thực ra, sự quyết đoán chỉ đơn giản là khả năng thể hiện chính mình mà không do dự hay sợ hãi, trong khi vẫn tôn trọng ý kiến ​​và quyền lợi của người khác. Đây là một phẩm chất không thể thiếu trong việc duy trì sự cân bằng quyền lực trong một cuộc hôn nhân. Một đối tác thiếu kỹ năng quyết đoán có khả năng cảm thấy bất lực và dễ bị tổn thương. Nhu cầu và mong muốn trong mối quan hệ khó có thể được đáp ứng nếu chồng/vợ không giải quyết được vấn đề này vì người kia có thể mất đi cách ứng xử tích cực, chuyển sang đe dọa, đổ lỗi và hạch sách để có được những gì họ muốn.

Hiểu biết về quyền cá nhân của bạn

Một khi đã xác định được điều gì gây ra sự thiếu quyết đoán của bạn, bạn cần có những điều chỉnh, bắt đầu bằng cách hiểu những quyền cá nhân của bạn. Trong một mối quan hệ, bạn mong đợi được đối xử một cách tôn trọng và được quan tâm về tình cảm. Không có lý do gì và trong bất cứ trường hợp nào bạn chấp nhận cảm giác không an toàn, hay bị làm nhục bởi đối tác của bạn.

Học cách nói “không”

Một trong những cách quan trọng nhất để khẳng định bản thân trong bất kỳ mối quan hệ nào là biết nói “không”. Ngay khi bạn cảm thấy đối tác của bạn đưa ra một yêu cầu theo cách bất lịch sự khiến cho bạn khó chịu, bạn cần biết nói “không”. Bạn cần cứng rắn dù đối tác cố gắng thuyết phục hoặc thậm chí ép buộc bạn phải chấp nhận đòi hỏi của họ.

Ky nang quyet doan trong hon nhan

Tránh kết tội người khác

Không nên nhầm lẫn quyết đoán với tấn công người khác. Đó là khẳng định ý muốn của riêng mình. Vì vậy, khi bạn nói chuyện với đối tác, phải đảm bảo rằng bạn không bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một giọng điệu cáo buộc. Tránh xa những câu bắt đầu gay gắt mà hãy bằng những cách nói dễ nghe như “Em sẽ cảm thấy yêu anh hơn nếu chúng ta có thể nói chuyện với nhau bây giờ”. Tuyệt đối không khái quát như “Anh luôn luôn lảng tránh khi em muốn nói chuyện” hoặc “Anh không bao giờ muốn nghe những gì em nói”. Những từ ngữ như thế chỉ làm cho người kia phòng thủ và sẽ càng không muốn nói chuyện.

Đừng biến thành một cuộc khẩu chiến

Một quan niệm sai lầm về sự quyết đoán trong một mối quan hệ dễ biến thành một cuộc chiến nặng nề. Khi cơn giận dâng cao, bạn cảm thấy không còn cách nào để khẳng định mình, chỉ có cách duy nhất là hét vào mặt đối phương, may ra đối phương nghe mình nói. Khi cuộc chiến trở nên căng thẳng, hai bên kết thúc trong nóng giận, bạn có thể tuôn ra những lời mà sau này bạn phải hối tiếc.

Nói rõ ràng về mong đợi của bạn

Một cách đơn giản thể hiện sự quyết đoán là nói rõ ràng những gì bạn mong đợi từ người bạn đời, những gì bạn muốn anh/cô ấy làm và không làm trong mối quan hệ. Thay vì mong đợi đối tác của bạn nói năng rõ ràng, bạn hãy bình tĩnh đưa ra những suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Nói rõ ràng yêu cầu của bạn một cách từ tốn sẽ loại bỏ tất cả mọi nghi ngờ hoặc hiểu lầm, không chỉ giúp bạn quyết đoán hơn mà còn cải thiện được mối quan hệ.

Học cách lắng nghe

Phát triển sự quyết đoán trong giao tiếp không chỉ có nghĩa là luôn nói “không”. Nó còn là học cách lắng nghe hiệu quả. Nó cũng có nghĩa, bạn cố gắng hiểu những gì đối tác đang cảm thấy và suy nghĩ. Khi anh ấy/cô ấy nói, bạn hãy im lặng, lắng nghe tích cực, không làm gián đoạn. Nếu đối tác của bạn có vẻ ngại giao tiếp, bạn có thể mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi xem tối nay anh ấy/cô ấy làm gì? Thể hiện sự quan tâm đến suy nghĩ và hoạt động của đối tác sẽ làm cho họ bắt đầu câu chuyện một cách dễ dàng hơn.

Thiết lập ranh giới nhất định

Bạn cần có một lập trường vững chắc hơn, đặc biệt là nếu đối tác của bạn đã nhiễm tính gia trưởng. Để làm điều này, bạn có thể phải thiết lập ranh giới rõ ràng về những hành vi nào được và không được chấp nhận. Nếu bạn thấy đối tác của bạn lắng nghe, bạn nên có thái độ thiện chí. Tuy nhiên, bạn cần hiểu, không bao giờ một người có tính gia trưởng tự biến đổi thành người biết tôn trọng bạn đời, trừ khi chính bạn biết tự bảo vệ giá trị bản thân và sự tự trọng của mình.

 Trịnh Trung Hòa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI