Được voi đòi tiên

18/01/2016 - 06:43

PNO - "Được voi đòi tiên" - câu thành ngữ chỉ thói tham lam vô độ của con người, có bao nhiêu cũng chưa vừa lòng...

Nếu vận dụng trong quan hệ hôn nhân thì liệu có xác đáng, khi người trong cuộc luôn không ngừng đòi hỏi ở đối phương...

Đòi hỏi chính đáng?

Ngồi xếp lại tủ đồ, Thư vu vơ: “Nhà này chật chội quá rồi, không thể mang thêm bất cứ thứ gì về nữa!”. Nghe vợ nói loáng thoáng, Vinh hỏi lại: “Có chuyện gì vậy em?”. “Cuối năm, nhiều cửa hàng thanh lý đồ nội thất, em muốn mua cái tủ rượu nhưng không biết sẽ ở đặt đâu. Nhà cửa vầy chẳng biết làm sao!”. Thư thở ra.

Vinh nhăn mặt, cắt ngang: “Lại là chuyện cũ, thôi đi!”, rồi bỏ ra ngoài. Hai tháng nay, Thư liên tục mang chuyện nhà cửa ra than thở khiến Vinh ngán ngẩm. Anh tự hỏi, không biết Thư đã không còn hài lòng về căn hộ 50m2 vợ chồng đang sống từ bao giờ. Chỉ mới 5 năm trước thôi, chính cô đã mừng đến mức không thể ngủ vì niềm vui được trở thành chủ nhân căn hộ này.

Để mang lại được niềm vui đó cho vợ, Vinh đã phải chấp nhận mạo hiểm. Năm ấy, Vinh được bổ nhiệm làm thẩm phán tòa án một quận. Vị trí mới đòi hỏi phải thay đổi chỗ ở cho tiện đi lại. Lúc đó, hai vợ chồng đang ở nhà thuê, nay Vinh lên chức, cũng nên có một căn hộ để “an cư”, Thư gợi ý chồng.

Duoc voi doi tien
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Chiều vợ, Vinh đồng ý. Tiền đang có chưa đến một phần ba giá trị căn hộ, Vinh hỏi mượn người thân, lại vay thêm ngân hàng để mua trả góp. Rồi vợ chồng cắt giảm mọi khoản chi tiêu để trả nhưng khoản nợ đến nay vẫn còn. Với Vinh, đó là một áp lực rất lớn.

Vậy mà Thư lại sớm chán căn hộ, mong sở hữu một ngôi nhà riêng biệt, rộng rãi hơn. Đã hai tháng nay, điệp khúc không gian chật chội, phải chung đụng với nhiều người được cô liên tục lặp lại; thỉnh thoảng còn thông tin cho Vinh về ngôi nhà này, nhà nọ đang rao bán… Nghĩ đến chuyện phải “gồng mình” thêm lần nữa là Vinh thấy… sợ. Anh bực dọc tự hỏi, có phải vợ mình đã “được voi “ còn “đòi tiên”?

Nếu hình dung quan hệ hôn nhân như chiếc tháp Maslow, thì nhu cầu cơ bản nhất hai người đã đạt được là việc chung sống, còn đích đến sau cùng, cao nhất là sự hòa hợp, hạnh phúc. Trong hành trình “leo tháp” ấy, người trong cuộc hoàn toàn có quyền đặt ra các yêu cầu, đòi hỏi đối phương phải đáp ứng những mong mỏi của mình.

“Chuẩn” hạnh phúc của từng người, trong thực tế, vốn rất khác nhau. Với người này là nhà cao cửa rộng, với người kia có khi lại là kỳ vọng bản thân được chiều chuộng, yêu thương… Xét cho cùng, những đòi hỏi về vật chất hay tinh thần đó đều nhằm thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc, vun đắp đời sống hôn nhân, nên hoàn toàn chính đáng và cần được tôn trọng.

Tuy nhiên, những đòi hỏi đó đôi khi lại khiến cuộc sống chung nhuốm màu mỏi mệt; thậm chí người đòi hỏi còn có thể trở thành “bị cáo” của một cuộc hôn nhân sắp đến hồi “tắt thở”. Người ta chỉ có thể làm được những chuyện trong khả năng của mình hoặc cho đi những gì họ đang có. Yêu cầu người bạn đời những điều ngoài tầm với là chuyện bất khả.

Leo thang đòi hỏi

Vẫn biết chẳng ai đáp ứng được những đòi hỏi của người khác khi bản thân họ chưa có đủ điều kiện, nhưng nếu bằng một nỗ lực vượt bậc nào đó, hay một may mắn bất ngờ, họ đáp ứng được thì sao? Thoạt tiên, điều này ít nhiều thể hiện bản lĩnh, sự khôn khéo của người “đòi” khi tạo được động lực để người “bị đòi” cố gắng xa hơn.

Một người vợ “đòi” chồng dành thời gian cho con, chịu lắng nghe vợ hoặc hạ cái “tôi” xuống trong những lần cãi nhau sẽ là điều đáng mừng, vì rất xác đáng. Tuy nhiên, nghịch lý ở đời là không phải ai cũng biết điểm dừng. Tâm lý “được voi đòi tiên”, “được đằng chân lân đằng đầu” khiến người trong cuộc dễ bị dẫn dắt bởi lòng tham theo quy luật “bổ bất túc” - càng đổ càng không đầy, càng nhiều càng thấy ít.

Biết công ty của vợ đang ăn nên làm ra, anh Thuận bỗng dưng đâm chán “chân” quản lý một siêu thị của mình, muốn “đầu quân” về chỗ vợ. Khẳng định mình quen biết nhiều doanh nghiệp, có thể dẫn “mối” về cho công ty, anh được vợ đồng ý.

Chị xếp cho chồng một vị trí khá cao là trưởng phòng chăm sóc khách hàng; nhưng chỉ được một năm thì anh yêu cầu chuyển đổi vị trí khác với lý do, chức danh trưởng phòng rất khó… làm việc. Nghĩ kỹ thấy chức danh giám đốc hay trưởng phòng thì cũng chỉ là… chức danh, còn tính chất công việc vẫn giống nhau, nên chị không ngần ngại “thăng chức” cho chồng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI