38 năm chung sức chung lòng

17/01/2016 - 07:43

PNO - Tôi với bà xã giờ ngoéo tay nhau làm từ thiện. Bà ấy là thành viên nhóm từ thiện của chùa, của phụ nữ xã. Tôi thì bô lô ba la hơn...

Mới 10g sáng mà cái nắng biên giới đã xói thẳng đỉnh đầu. Ngồi trong căn nhà khang trang nhìn ra khu vườn ầy cau vua mát rượi, ông Ngô Văn Nưng, 60 tuổi (xã Thạnh Bình, H.Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) vừa phủi đôi chân còn dính bùn đất vừa xin lỗi khách bởi nhà việc nhiều quá, hẹn khách mà cận giờ mới tưới xong đám đất vườn. Trong câu chuyện, ông luôn “dạ” với khách, khiến tôi có chút ngại ngần, bởi mình chỉ đáng tuổi con cháu. Nhưng ông Nưng nói ông quen rồi, “không phải với khách tôi mới “dạ” nghen, với bà xã tôi cũng “dạ” luôn đó”. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Lệ (59 tuổi) ngồi kế bên cười xòa.

38 nam chung suc chung long
Vợ chồng ông Nưng cùng chặt hom mì

Vượt nghèo

Nguyên quán ông Nưng ở Campuchia. Năm 1973, cả gia đình về huyện Tân Biên sinh sống. Gia đình ông khá đông anh em, tới tám người. Năm 1978, ông cưới vợ, nhưng cô dâu “ra điều kiện” không làm dâu, bởi nhà chồng quá đông người, cô sợ mình lo không xuể.

Các anh chồng đi bộ đội, em chồng đủ các lứa tuổi, từ lon ton chạy đến chín-mười, mười bốn-mười lăm tuổi… mà cô Lệ thì sinh ra trong gia đình ít con, chỉ đi học chứ không quen cực nhọc hay phải phụ giúp cha mẹ việc gì. Chàng thanh niên Nưng là hàng xóm, cũng là người thuê rẫy của nhà cô Lệ. Thương người thanh niên cần cù chăm chỉ nên cô Lệ yêu lúc nào không hay rồi nên chồng nên vợ.

Má chồng đồng ý điều kiện “ra riêng” của con dâu, chỉ yêu cầu đôi uyên ương trẻ ở chung với gia đình chồng sáu tháng. Nhưng cô Lệ sinh con đã giáp thôi nôi mà chưa thấy má chồng đá động gì tới chuyện “ra riêng”. Cô dọa ẵm con về nhà cha mẹ ruột vì quá ngán cảnh làm dâu, anh Nưng bảo nhà đông người quá, vợ chồng ra riêng thì… biết đòi chia cái gì? Cô cương quyết “chỉ cần có nhau”.

Cuối năm 1979, vợ chồng họ ra riêng và đưa nhau vào rừng (ấp Thạnh Lộc, xã Thạnh Bình ngày nay, cách nhà cha mẹ chồng khoảng 6km). Ngày ngày, chồng vác rựa đi làm rẫy, vợ ở nhà trông con, nấu cháo bo bo chờ chồng về. Thời điểm ấy, chiến tranh biên giới đang hồi sôi sục, mỗi buổi chồng bước ra khỏi nhà là vợ lo âu thắc thỏm.

Đất khai hoang xong thì sạ ngay lúa xuống. Lúa giống cũng phải vay mượn họ hàng, xong mùa thì mượn một trả hai. Nước trồng lúa lúc bấy giờ chỉ trông vào mưa. Một vụ phải mất sáu tháng. Lúa gặt xong thì dành một phần trả nợ, còn lại cất vào bồ để dành ăn dần. Đất rừng lúc ấy rất màu mỡ nên không phải phân tro gì. Hai vợ chồng cùng chung vai khai hoang hết khu đất này tới khu đất khác. Hết lúa thì tới đậu xanh, rồi đậu phộng.

Con cái lần lượt ra đời, con còn nhỏ thì vợ giữ, lớn chút nữa thì đứa lớn giữ đứa nhỏ để cha mẹ đi làm. “Cực khổ vậy chứ mấy chục năm nay vợ chồng chưa một lần to tiếng với nhau. Làm ra cơm gạo đã mệt nhọc lắm rồi, lớn tiếng với nhau làm gì cho mệt thêm. Mà quan trọng là mình phải hòa thuận để làm gương cho con cái”, bà Lệ cười vui.

Lần hồi, ông bà khai khẩn được hàng chục mẫu đất. Vụ mùa trên đất mình đã xong xuôi thì ông Nưng nhận việc rồi dẫn các anh em họ hàng, chòm xóm trong ấp, xã đi trồng mì, nhổ mì, chặt mía, vác lúa… thuê để có thêm thu nhập. Bà Lệ ở nhà chăm sóc nhà cửa, vườn tược, trông coi việc học hành của mấy đứa con.

Đến năm 2002, ông bà chuyển tất cả diện tích đất của gia đình sang trồng cao su. Năm người con của vợ chồng ông bà thì có đến bốn người học xong đại học. Ai thích đi làm ngoài thì cứ đi. Ai không đi thì về nhà, cha mẹ sẽ dành cho một công việc ở vườn nhà. Riêng người con trai áp út thì chỉ thích làm tài xế nên không học đại học.

Hạnh phúc vuông tròn

38 nam chung suc chung long
Đại gia đình ông Nưng, bà Lệ

Bà Lệ thành lập doanh nghiệp thu mua mì lát, mì mót. Bà cho biết: “Giá cả nông sản xứ mình lệ thuộc nhiều vào thương lái nước ngoài nên tôi thành lập doanh nghiệp để giúp bà con nông dân bớt nỗi lo “được mùa mất giá/mất mùa được giá”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI